Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015

GÀ CÙNG MỘT MẸ

GÀ CÙNG MỘT MẸ


Eckhart Tolle
Thức tỉnh mục đích sống, chương 2

mtđm: tựa "Gà cùng một mẹ" do chúng tôi đặt, những chữ in đậm trong bài cũng vậy. Đăng bài này để nhớ lại một thời cái 'đầu bị thịt' của mình, tưởng rằng ta ngon, ta giỏi, gặp 'chánh pháp', té ra .....cũng chỉ là một trong những người 'ngủ trên giường chiếu hẹp' ,  'rủ bóng mái nhà tranh' , 'ngồi đáy giếng' lúc nào cũng thơ ngây 'trăng Trung quốc tròn hơn'... Haha


Hầu hết các tôn giáo và các trường phái duy linh cổ xưa đều cho rằng trong trạng thái “bình thường” trí năng của ta thường mang sẵn một sự mê mờ bẩm sinh. Tuy nhiên sự mê mờ ấy là cái mà ta có thể vượt qua, đó là khả năng chuyển hóa sâu sắc những mê mờ này trong tâm thức của con người. Ấn Độ giáo gọi đó là tỉnh thức, Chúa Jesus gọi là sự cứu rỗi, còn Phật giáo thì gọi là giải thoát.
Thành tựu vĩ đại nhất của nhân loại không phải là các tác phẩm nghệ thuật hay các công trình khoa học hay công nghệ mà là nhận ra tính tha hóa, sự điên rồ trong chính bản thân mình. Một vài người đã nhận ra được điều này và Đức Thích Ca, sống ở Ấn Độ cách đây gần 2.600 năm, có lẽ là người đầu tiên hoàn toàn nhận thức được điều này. Sau này người ta tôn ngài là Phật (Buddha). Buddha có nghĩa là Bậc tỉnh thức. Cùng thời gian đó, ở Trung Hoa có một bậc thầy giác ngộ khác là Lão Tử. Những lời giáo huấn thâm thúy và sâu sắc nhất của Ngài đã được ghi chép lại trong cuốn Đạo Đức Kinh.
Dĩ nhiên nếu ta nhận ra sự mất trí trong ta thì đó cũng là khởi đầu của quá trình tỉnh thức, chữa lành và vượt thoát. Do đó trên hành tinh này đã khởi đầu cho một chiều nhận thức mới, một quá trình nở hoa trong tâm thức của nhân loại. Những vị thầy ấy đã dạy chúng ta về những lầm lạc, khổ đau và mê mờ. Họ chỉ ra hậu quả của cách sống vô minh, cách suy nghĩ và hành động lầm lạc của con người thời đó và những thống khổ họ đã tạo ra cho nhau. Những bậc thầy thời ấy cũng chỉ ra khả năng tỉnh thức từ cách sống lầm lạc cũ mà mọi người đều cho là rất “bình thường”. Họ đã vạch ra một con đường tâm linh để chúng ta có thể đi theo.
Thế nhưng thế gian lúc đó chưa sẵn sàng để nghe những lời dạy đó và vào thời điểm đó, quá trình tỉnh thức cũng chỉ mới ở giai đoạn ban đầu. Kết quả là những người thời đó và ngay cả sau này thường hiểu họ một cách sai lạc. Sau bao nhiêu thế kỷ, càng có nhiều thứ được thêm vào để phản ảnh những suy diễn lệch lạc đó, mà những thứ này chẳng ăn nhập gì với những lời dạy lúc ban đầu. Những lời dạy – để chỉ cho ta một con đường thoát ra khỏi sự tha hóa của trí năng, khỏi tính chất điên rồ của tập thể – đã bị xuyên tạc và trở thành một bộ phận của cơn mất trí.
Vì thế tôn giáo phần nhiều có tính chất chia rẽ hơn là hòa hợp. Thay vì mang lại nhận thức về tính Nhất Thể căn bản của mọi loài, để chấm dứt bạo động và oán thù, thì họ lại gây thêm oán thù và bạo động, gây thêm chia rẽ giữa các dân tộc cũng như giữa các tôn giáo và ngay cả trong cùng một tôn giáo. Chúng trở thành các hệ tư tưởng, hệ đức tin để người ta đồng nhất với họ, hoặc dùng nó để củng cố cảm nhận sai lầm về bản ngã. Vì vậy người ta cho rằng mình luôn “đúng” và những người khác là “sai”. Con người đã sáng tạo ra hình ảnh của “Thượng Đế” qua trí óc tưởng tượng hạn hẹp của chính mình. Một biểu tượng không-thể-diễn-bày đã bị quy thành một vị thần linh mà ta phải tin và tôn thờ.
Cho dù đã có biết bao nhiêu hành vi điên rồ nhân danh tôn giáo thì ở gốc rễ của những lời giảng này vẫn là ánh sáng của chân lý, đã chiếu qua tầng tầng lớp lớp những hiểu lầm và sự bóp méo. Để cảm nhận được nguồn ánh sáng này, ta phải chứng nghiệm được ánh sáng chân lý ấy trong chính mình. Và lịch sử lúc nào cũng có một số người đã chứng nghiệm được sự chuyển hóa trong nhận thức và nhận diện được trong mình những gì mà tất cả tôn giáo đều nói đến. Để mô tả cái chân lý không-thể-diễn-bày đó, họ đã dùng các khái niệm của chính tôn giáo mình. Qua các vị đó, các trường phái hay các trào lưu phát triển ngay trong chính nội bộ của các tôn giáo lớn và đây không những là một sự phục sinh, mà trong vài trường hợp, còn làm sáng tỏ hơn những chân lý trong các lời răn dạy cổ xưa. Hầu hết các trường phái này đều có tính chất phản kháng. Họ bác bỏ, đả phá tầng tầng lớp lớp những khái niệm chết cứng và các cơ chế đã củng cố những tư tưởng sai lạc, và vì vậy mà các hàng giáo phẩm đều nhìn họ với cặp mắt nghi ngờ và thù nghịch. Khác với các tôn giáo chính thống, những giáo lý của họ nhấn mạnh đến sự tỉnh thức và những chuyển hóa tự thân. Chính qua những trường phái hay trào lưu âm thầm này mà các tôn giáo lớn có thêm sức mạnh chuyển hóa, bắt nguồn từ những lời răn dạy cổ xưa, dù trong hầu hết các trường hợp, có rất ít người tiếp cận được những giáo lý chân chính này. Do đó, số lượng người tiếp thu chưa bao giờ đủ lớn để tạo nên một tác động có ý nghĩa lên sự mê mờ sâu đậm của tập thể. Trong khi đó, qua thời gian, một số trường phái đã không còn hữu ích nữa vì đã trở nên quá hình thức và đi theo những giáo điều quá cứng nhắc.

Most ancient religions and spiritual traditions share the common
insight – that our “normal” state of mind is marred by a fundamental defect.
However, out of this insight into the nature of the human condition – we may
call it the bad news – arises a second insight: the good news of the
possibility of a radical transformation of human consciousness. In Hindu
teachings (and sometimes in Buddhism also), this transformation is called
enlightenment. In the teachings of Jesus, it is salvation, and in Buddhism, it
is the end of suffering. Liberation and awakening are other terms used to
describe this transformation.
The greatest achievement of humanity is not its works of art, science,
or technology, but the recognition of its own dysfunction, its own madness.
In the distant past, this recognition already came to a few individuals. A man
called Gautama Siddhartha, who lived 2,600 years ago in India, was perhaps
the first who saw it with absolute clarity. Later the title Buddha was
conferred upon him. Buddha means “the awakened one.” At abut the same
time, another of humanity’s early awakened teachers emerged in China. His
name was Lao Tzu. He left a record of his teaching in the form of one of the
most profound spiritual books ever written, the Tao Te Ching.
To recognize one’s own insanity, is of course, the arising of sanity, the
beginning of healing and transcendence. A new dimension of consciousness
had begun to emerge on the planet, a first tentative flowering. Those rare
individuals then spoke to their contemporaries. They spoke of sin, of
suffering, of delusion. They said, “Look how you live. See what you are
doing, the suffering you create.” They then pointed to the possibility of
awakening from the collective nightmare of “normal” human existence. They
showed the way.
The world was not yet ready for them, and yet they were a vital and
necessary part of human awakening. Inevitably, they were mostly
misunderstood by their contemporaries, as well as by subsequent
generations. Their teachings, although both simple and powerful, became
distorted and misinterpreted, in some cases even as they were recorded in
writing by their disciples. Over the centuries, many things were added that
had nothing to do with the original teachings, but were reflections of a
fundamental misunderstanding. Some of the teachers were ridiculed, reviled,
or killed; others came to be worshipped as gods. Teachings that pointed the
way beyond the dysfunction o the human mind, the way out of the collective
insanity, were distorted and became themselves part of the insanity.
And so religions, to a large extent, became divisive rather than
unifying forces. Instead of bringing about an ending of violence and hatred
through a realization of the fundamental oneness of all life, they brought
more violence and hatred, more divisions between people as well as between
different religions and even withing the same religion. They became
ideologies, belief systems people could identify with and so use them to
enhance their false sense of self. Through them, they could make themselves
“right” and others “wrong” and thus define their identity through their
enemies, the “others,” the “nonbelievers” or “wrong believers” who not
infrequently they saw themselves justified in killing. Man made “God” in his
own image. The eternal, the infinite, and unnameable was reduced to a
mental idol that you had to believe in and worship as “my god” or “our god.”
And yet… and yet… in spite of all the insane deeds perpetrated in the
name of religion, the Truth to which they point still shines at their core. It
still shines, however dimly, through layers upon layers of distortion and
misinterpretation. It is unlikely, however, that you will be able to perceive it
there unless you have at least already had glimpse of that Truth within
yourself. Throughout history, there have always been rare individuals who
experienced a shift in consciousness and so realized within themselves that
toward which all religions point. To describe that non-conceptual Truth, they
then used the conceptual framework of their own religions.
Through some of those men and women, “schools” or movements
developed within all major religions that represented not only a rediscovery,
but in some cases an intensification of the light of the original teaching. This
is how Gnosticism and mysticism came into existence in early and medieval
Christianity, Sufism in the Islamic religion, Hasidism and Kabbala in
Judaism, Advaita Vedanta in Hinduism, Zen and Dzogchen in Buddhism.
Most of these schools were iconoclastic. They did away with layers upon
layers of deadening conceptualization and mental belief structures, and for
this reason most of them were viewed with suspicion and often hostility by
the established religious hierarchies. Unlike mainstream religion, their
teachings emphasized realization and inner transformation. It is through
those esoteric schools or movements that the major religions regained the
transformative power of the original teachings, although in most cases, only
a small minority of people had access to them. Their numbers were never
large enough to have any significant impact on the deep collective
unconsciousness of the majority. Over time, some of those schools
themselves became too rigidly formalized or or conceptualized to remain effective

Không có nhận xét nào: