Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Đường chiều Lá rụng

ĐƯỜNG CHIỀU LÁ RỤNG






Đây là một ca khúc ít người biết đến, nghe vừa Đông vừa Tây, điệu thức của ngũ cung được biến hóa qua bàn tay điệu nghệ của bác Phạm Duy, một chút Moonlight của Beethoven, ca từ đẹp. Ngoài ca sĩ Thái Thanh, Quỳnh Giao, và một người nữa quên mất tên rồi, chỉ nhớ người đệm đàn là guitarist Hoàng Ngoc Tuấn. Bây giờ thường suy niệm về cái chết sắp đến, mình cũng thường nhớ đến bài này, post lên kệ của blog để thỉnh thoảng nghe lại.





Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

Mười đặc tính của hư không

Mười đặc tính của hư không


1.       Không già (na jiyati)
2.       Không chết (na miyati)
3.       Không biến chuyển (na cavati)
4.       Không sanh (na uppajjati)
5.       Không bị ép chế (appasayham)
6.       Không bị tổn hại (acprakahaniyam)
7.       Không có nơi nương đỡ (anissatam)
8.       Đường đi của loài phi cầm (vihinkakamanam)
9.       Không có gì cả (niravaranam)
10.   Không bờ không mé (anantam)
( theo Thực Tính Pháp, cư sĩ Trần Đức Tài, NXB Tôn giáo, 2010)


Do mười đặc tính này nên Níp bàn cũng được ví như hư không. Khi suy gẫm về những đặc tính này với cách nhìn NGOÀI SAO TRONG VẬY, chúng ta cũng có thể cảm nhận được dần dần hương vị giải thoát.

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

HƯ KHÔNG - Vô vi hay Hữu vi? (2)

HƯ KHÔNG - Vô vi hay Hữu vi? (2)

Hư không là khái niệm quan trọng trong đạo Phật. Hư không được hiểu là “không gian”. Có hai thứ không gian. 1.- Không gian do sắc thể qui định mà thành và 2.- Không gian vô cùng tận. Khái niệm đầu thuộc sắc thể (Ngũ uẩn), khái niệm sau là một trong sáu yếu tố (Giới, dhatu), không có tự tính nhưng lại là cơ sở của mọi sắc thể và của Tứ đại chủng là Đất, Nước, Lửa, Gió. Hư không (khái niệm thứ hai) là tính Không, rời mọi sắc thể, thường còn và không thể mô tả nghĩ bàn.

Quan điểm về hư không cũng có nhiều sai khác trong các tông phái Phật giáo. Nhất thiết hữu bộ ( Sarvastivada) quan niệm rằng, hư không không chịu dưới quy luật duyên khởi; nó không gây chướng ngại, xuyên suốt mọi vật và thường còn. Còn Trung quán tông ( Madhyamika) thì cho hư không cũng bị tùy thuộc, vì nó có thể bị một vật khác “chiếm giữ”.
( theo Từ điển Phật học, Chân Nguyên & Nguyễn Tường Bách, NXB Thuận Hóa 1999)


HƯ KHÔNG Vô vi hay Hữu vi? (1)

HƯ KHÔNG - Vô vi hay Hữu vi? (1)


Hư không có hai ý nghĩa:
1. Cõi không bao quát vô cùng tận, thường còn và không biến đổi. Hư không là một trong Lục đại. Không có thực thể, nhưng là điều kiện căn bản cho mọi sự mở rộng về hình thể và dung chứa cho tất cả tính vật chất xuất hiện qua Tứ đại (bốn yếu tố Đất, Nước, Lửa, Gió). Cõi Không này không pha trộn với các sự thể vật chất, không chuyển biến, thường còn và không thể diễn tả bằng ngôn ngữ được. 
2. Không gian giới hạn bởi hình thể (sắc giao giới). Thuộc về sắc thể, sắc uẩn. Nhất thiết hữu bộ xếp hư không vào các pháp vô vi (asamskrita). Trong khi Trung quán tông cho hư không là hữu vi (samskrita).

(Theo Danh từ Phật học thực dụng, Tâm Tuệ Hỷ, NXB Tôn giáo, 2004)