TỈNH GIÁC
IM LẶNG
AJAHN BRAHM
Nguồn : Từ Chánh Niệm đến Giác Ngộ (trang
36–40)
Nguyên tác : Mindfulness, Bliss and beyond
Nguyên Nhật Trần Như Mai dịch Việt
Mục đích của hành thiền là đạt đến sự im lặng tuyệt vời, tĩnh lặng, và tâm sáng suốt để giúp phát triển nhiều tuệ giác thâm sâu.
IM LẶNG
NGHĨA LÀ KHÔNG BÌNH LUẬN
Chúng ta cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa
trải nghiệm tỉnh giác im lặng về phút
giây hiện tại và suy nghĩ về phút giây hiện tại. Tôi dùng ví dụ việc xem một
trận đấu quần vợt trên màn ảnh truyền hình để giúp bạn hiểu được điểm này. Có
thể bạn để ý rằng có hai trận đấu đang diễn ra cùng một lúc : Trận đấu bạn thấy
trên truyền hình và trận đấu bạn nghe người bình luận mô tả. Người bình luận
thường thiên vị. Thí dụ, nếu một tay vợt người Úc đang đấu với một tay vợt người
Mỹ, thì bình luận viên thể thao của Úc rất có thể sẽ đưa ra những lời bình luận
khác hẳn với bình luận viên của Mỹ. Trong thí dụ này, xem truyền hình mà không
bình luận gì cả tượng trưng cho sự tỉnh
giác im lặng về phút giây hiện tại trong thiền tập, còn chú ý đến lời bình
luận tượng trưng cho suy nghĩ về phút
giây hiện tại. Bạn phải nhận thức rằng bạn đến gần với sự thật hơn khi bạn
chỉ thể nghiệm sự nhận biết im lặng về phút giây hiện tại mà thôi. Đôi lúc
chúng ta tưởng rằng chính thông qua sự bình luận nội tâm mà ta biết được thế giới.
Thật ra, tiếng nói nội tâm ấy chẳng biết gì về thế giới cả. Chính tiếng nói nội
tâm ấy đã thêu dệt ra những vọng tưởng khiến ta đau khổ. Tiếng nói nội tâm khiến
ta tức giận người ta ghét và tạo ra những dính mắc nguy hiểm với những kẻ ta
thương. Tiếng nói nội tâm là nguyên nhân tạo nên mọi vấn đề của cuộc sống. Nó tạo
nên sự sợ hãi và mặc cảm tội lỗi, lo âu và trầm cảm. Nó dựng nên những ảo tưởng
này cũng tài tình như những diễn viên khéo dùng thủ đoạn kích động khán giả để
tạo ra kinh sợ hay bi thương. Vì vậy nếu bạn đi tìm chân lý, ban phải biết quý trọng sự tỉnh giác im lặng, và khi bạn hành thiền, bạn
phải xem việc này quan trọng hơn ý niệm nào khác.
Chính
vì con người lúc nào cũng cho những ý niệm của mình có giá trị cao khiến điều
này trở thành một chướng ngại cho sự tỉnh giác im lặng. Sáng suốt loại bỏ tầm
quan trọng ta gán cho suy luận và hiểu được rằng sự tỉnh giác im lặng giúp ta
hiểu biết vạn vật chính xác hơn, như vậy sẽ mở cánh cửa cho ta bước vào sự tĩnh
lặng nội tâm.
Một phương cách hữu hiệu để vượt qua sự
bình luận nội tâm là phát triển sự tỉnh giác im lặng thật tinh tế về giây phút
hiện tại. Bạn quan sát mỗi phút giây hiện tại thật chặt chẽ đến nỗi bạn không còn thì giờ để bình luận về
những gì vừa xảy ra. Một niệm khởi lên thường là một ý kiến về những gì vừa xảy
ra. ‘Điều ấy tốt’, ‘Điều kia xấu’, ‘ Cái gì vậy?’. Tất cả những lời bình luận ấy
thuộc về trải nghiệm trước đây. Khi bạn đang ghi nhận hay bình luận về một trải
nghiệm đã qua, bạn không còn chú ý đến trải nghiệm vừa mới đến. Bạn đang tiếp
xúc với khách cũ và bỏ quên mất những người khách mới đến.
Để
triển khai ẩn dụ này, hãy tưởng tượng tâm bạn như một người chủ nhà tổ chức một
buổi dạ tiệc, bạn đứng đón khách trước cửa. Nếu một người khách bước vào và bạn
bắt đầu trò chuyện với người này, thì bạn không làm tròn nhiệm vụ là phải chú ý
chào từng ngườ khách khi họ bước vào. Vì mỗi lúc đều có khách bước vào, bạn
chào người này xong là phải chào ngay người đi vào kế tiếp. Bạn không thể có đủ
thời giờ để nói chuyện với bất cứ người nào, dù là một cuộc trò chuyện ngắn nhất,
vì như thế có nghĩa là bạn phải bỏ sót người bước vào kế tiếp. Trong thiền tập,
sự việc cứ hiện đến trong tâm ta hết chuyện này đến chuyện kia qua cửa ngõ của
giác quan. Nếu ban chú tâm đón nhận một sự việc và bắt đầu đàm thoại với nó thì
bạn bỏ sót mất sự việc kế tiếp đang xảy ra ngay sau đó.
Khi
bạn hoàn toàn sống trong giây phút hiện tại với từng sự việc, với từng người
khách hiện ra trong tâm bạn, thì bạn không còn khoảng trống cho suy luận nội
tâm. Bạn không thể đàm luận với chính mình bởi vì bạn hoàn toàn bận rộn chú tâm
vào việc đón nhận mọi việc ngay lúc nó vừa xuất hiện. Đây là lúc bạn đang tinh
tế thanh lọc sự nhận biết về giây phút hiện tại đến mức độ nó trở thành sự tỉnh
giác im lặng về hiện tại trong từng giây phút.
Trong lúc phát triển sự im lặng nội tâm, bạn
đang từ bỏ một gánh nặng rất lớn khác. Giống như bạn đã đeo một cái ba-lô nặng
trĩu trên lưng trong suốt ba chục hay năm chục năm ròng rã, và trong suốt thời
gian ấy bạn đã lê bước chân mệt nhọc trên nhiều dặm đường dài. Giờ đây bạn đã
có được can đảm và trí sáng suốt để cởi cái ba-lô ấy ra và đặt nó xuống đất
trong chốc lát. Bạn cảm thấy vô cùng nhẹ nhõm, thật là thanh thản, thật là tự
do, khi bạn đã đặt gánh nặng xuống đất.
Một phương cách hữu ích khác để phát triển
sự im lặng nội tâm là nhận diện khoảng cách giữa các ý niệm, hoặc giữa những thời
khắc đối thoại nội tâm. Hay theo dõi thật kỹ với sự nhận biết nhạy bén khi một
ý niệm vừa tan biến và trước khi một ý niệm khác khởi lên – Đấy ! Khoảng cách
đó chính là tỉnh giác im lặng. Lúc đầu, khoảng cách đó có thể chỉ trong giây
lát, nhưng khi bạn đã nhận ra sự im lặng thoáng qua ấy bạn sẽ dần dần quen thuộc
với nó. Và khi bạn đã quen thuộc với nó, sự im lặng sẽ kéo dài lâu hơn. Cuối
cùng khi bạn đã tìm thấy nó, bạn bắt đầu vui hưởng sự im lặng, và đó là lý do
khiến nó kéo dài lâu hơn. Nhưng nên nhớ rằng sự im lặng rất dễ mắc cỡ. Nếu sự
im lặng nghe bạn nói về nó, nó sẽ biến mất ngay lập tức!
IM LẶNG THẬT
LÀ THÍCH THÚ
Thật tuyệt diệu nếu mỗi chúng ta có thể từ bỏ tất cả tiêng nói nội tâm
và an trú trong sự tỉnh giác im lặng về giây phút hiện tại trong một thời gian
vừa đủ dài để cảm nhận được điều này làm ta thích thú biết chừng nào. Im lặng
giúp phát triển trí tuệ và óc sáng suốt nhiều hơn suy nghĩ. Khi ta nhận thức được
điều này, sự im lặng trở nên hấp dẫn và quan trọng hơn. Tâm ta sẽ hướng về sự
im lặng, tìm kiếm nó không ngừng, cho đến mức độ là tâm chỉ dấn thân vào quá trình suy
nghĩ khi nào thật cần thiết, chỉ khi nào có việc gì đáng suy nghĩ. Một khi
chúng ta nhận thức được rằng phần lớn những suy nghĩ của chúng ta thật ra chẳng
đáng bận tâm chút nào, chẳng đi đến đâu, mà chỉ làm chúng ta nhức đầu, chúng ta
sẽ vui vẻ và dễ dàng dành nhiều thì giờ hơn để tìm về sự tĩnh lặng nội tâm.
Nếu chúng ta có thể đạt đến điểm này,
chúng ta đã đi được một đoạn đường dài trong nổ lực thiền tập. Trong sự tỉnh
giác im lặng về ‘ngay phút giây này’, chúng ta đã cảm nhận được rất nhiều an tịnh,
hỷ lạc và theo sau đó là trí tuệ.
SILENT
AWARENESS
Ajahn Brahm
Mindfulness, Bliss and beyond ,
p11-14
The goal of this meditation is
beautiful silence, stillness, and clarity of mind pregnant with the most
profound insights.
SILENCE MEANS NO COMMENTARY
It is helpful to clarify the difference between experiencing the silent
awareness of the present moment and thinking about it. The simile of watching a
tennis match on TV helps. You may notice that two matches are occurring
simultaneously: the match that you see on the screen and the match that you
hear being described by the commentator. The commentary is often biased. If an
Australian is playing an American, for example, an Australian sportscaster is
likely to provide a very different commentary from an American one. In this
simile, watching the TV screen with no commentary stands for silent awareness in meditation, and paying attention to the commentary stands
for thinking about it.You should realize that you are much closer to truth when
you observe without commentary, when you experience just the silent awareness
of the present moment.
Sometimes we assume it is through the
inner commentary that we know the world. Actually, that inner speech does not
know the world at all. It is the inner speech that spins the delusions that
cause suffering. Inner speech causes us to be angry with our enemies and to form
dangerous attachments to our loved ones. Inner speech causes all of life’s
problems. It constructs fear and guilt, anxiety and depression. It builds these
illusions as deftly as the skillful actor manipulates the audience to create
terror or tears. So if you seek truth, you should value silent awareness and,
when meditating, consider it more important than any thought.
It is the high value that one gives to
one’s own thoughts that is the main obstacle to silent awareness. Wisely
removing the importance that ones gives to thinking, and realizing the greater
accuracy of silent awareness, opens the door to inner silence.
An effective way to overcome the inner
commentary is to develop a refined present-moment awareness. You watch every
moment so closely that you simply don’t have the time to comment on what has
just happened: ‘That was good,’ ‘That was gross.’ ‘What was that?’ All of these
comments are about the previous experience. When you are
noting or making a comment about an experience that has just passed, you are
not paying attention to the experience that has just arrived. You are dealing
with old visitors and neglecting the new arrivals.
To develop this metaphor, imagine your
mind to be a host at a party, meeting the guests as they come in the door. If
one guest comes in and you start talking with this person about this or that,
then you are not doing your duty of paying attention to every guest who enters.
Since a guest comes in the door every moment, you must greet each one and then
immediately greet the next. You cannot afford to engage even in the shortest
conversation with any guest, since this would mean missing the one coming next.
In meditation, experiences come one by one through the doors of our senses into
the mind. If you greet one experience with mindfulness and then start a
conversation with it, you will miss the next experience following right behind.
When you are perfectly in the moment with
every experience, with every guest that comes into your mind, then you simply
do not have the space for inner speech. You cannot chatter to yourself because
you are completely taken up with mindfully greeting everything just as it
arrives. This is refining present-moment awareness to the level that it becomes
silent awareness of the present in every moment.
In developing inner silence you are giving
up another great burden. It is as if you have been carrying a heavy rucksack on
your back for thirty or fifty years continuously, and during that time you have
wearily trudged for many, many miles. Now you have had the courage and found
the wisdom to take that rucksack off and put it on the ground for a while. You
feel so immensely relieved, so light, and so free, now that you are unburdened.
Another useful technique for developing
inner silence is recognizing the space between thoughts, or between periods of
inner chatter. Attend closely with sharp mindfulness when one thought ends and before another
thought begins – there! That is
silent awareness! It may be only momentary at first, but as you recognize that
fleeting silence you become accustomed to it. And as you become accustomed to
it, the silence lasts longer. You begin to enjoy the silence, once you have
found it at last, and that is why it grows. But remember, silence is shy. If
silence hears you talking about her, she vanishes immediately!
SILENCE IS
DELIGHTFUL
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét