CỐT LÕI THỰC SỰ CỦA TÂM
Pháp ngữ của Ajaan Maha Boowa
Nguồn : Mae Chee Kaew
Hành trình tới giác ngộ và giải thoát
Phần 3, trang 163–166
Tác giả : Bhikkhu Silaratano
Diệu Hạnh dịch Việt
Nhận thức là một chức năng của cốt lõi của
tâm, nhưng hoạt động nhận thức là tạm thời,
ngắn ngủi và thiếu sự tỉnh giác sẵn có của tâm. Các trạng thái của thức tồn tại
cùng với sự tỉnh giác biết chúng, và cốt
lõi biết của tâm chính là gốc rễ và cội nguồn của sự nhận biết đó. Các trạng
thái tạm thời của tâm sinh diệt trong luồng tâm thức chỉ thuần túy là những hiện
tượng do nhân duyên. Vì cốt lõi của tâm không do nhân duyên nào cả, nó là thực
tại duy nhất bền vững. Tâm thức trôi chảy tự nhiên ra khỏi gốc của tâm, chuyển động từ
trung tâm của tâm lên bề mặt. Tâm thức bề mặt liên tục thay hình đổi dạng khi bị
dao động bởi các luồng gió tham, sân, si. Nhưng cốt lõi của tâm vẫn bất động và
có mặt với sự thuần khiết sẵn có của nó. Là
nhận thức thuần túy, tâm cội nguồn này chỉ
đơn giản là biết. Những hoạt động phát sinh từ cốt lõi cuẩ tâm, như
nhận biết về sắc pháp hay danh pháp là những trạng thái điều kiện duyên sinh của
thức bắt nguồn từ tâm. Vì tâm thức là thể hiện của các hoạt động và trạng thái
của tâm, với bản chất tự nhiên luôn sinh diệt nên sự nhận biết của tâm thức luôn thay đổi và không đáng tin cậy.
Khi luồng tâm thức hướng ra ngoài tiếp xúc với các giác quan, nhận
biết bị đồng hóa với đối tượng của nó. Khi tiếp xúc với mắt, cảnh làm duyên cho
nhãn thức, và thức trở thành nhìn thấy. Khi tiếp xúc với tai, âm thanh làm
duyên cho nhĩ thức, và thức trở thành nghe thấy,. . . Do đó khi thức khởi sinh,
cốt lõi của tâm bị mờ đi, không thể tìm thấy được nữa. Không phải là cốt lõi đó
biến mất, mà bản chất biết của tâm đã bị chuyển hóa thành thức. Bình thường,
khi con người để cho mắt và tai chạy theo hình ảnh và âm thanh, họ bị lôi cuốn
theo trần cảnh, sự lắng dịu chỉ trở lại khi những đối tượng giác quan đó không
còn nữa. Tâm thức bình thường không tu tập
luôn bị ám ảnh không ngừng bởi trò hí lộng
của ma vương nên con người bỏ quên
hoàn toàn cốt lõi thực sự của tâm.
Bằng cách quay ngược luồng tâm thức, ý
nghĩ bị cắt quãng và ngưng lại. Khi ý
nghĩ biến mất, tâm thức thể nhập vào trong, hòa vào cốt lõi nhận biết của tâm. Khi thực hành liên tục, nền tảng này
không thể bị lay chuyển trong mọi hoàn cảnh. Khi đó, kể cả khi tâm ra khỏi thiền
định, nó vẫn thấy vững chắc như thể không gì có thể làm nhiễu được sự nội tĩnh
của tâm. Mặc dù định không chấm dứt được đau khổ, định vẫn là một nền tảng lý
tưởng để bước vào một cuộc tấn công các ô nhiễm tinh thần gây nên đau khổ. Việc
quan sát trở nên tự nhiên và trực giác, chánh niệm luôn có mặt. Sự tập trung tức
thời và sắc bén này hổ trợ cho công việc khảo
sát và quán chiếu của trí tuệ. Sự an định mạnh mẽ do thiền định trở thành nền tảng
tuyệt vời cho việc phát triển sự hiểu biết sâu sắc về bản chất của thực tại.
Một tâm không bị xao lãng bởi những suy nghĩ và cảm xúc bên ngoài
chỉ tập trung duy nhất vào trường nhận biết và khảo sát những hiện tượng khởi
sinh ở đó dưới ánh sáng của sự thật, không bị ảnh hưởng bởi võ đoán hay suy luận.
Đấy là một nguyên tắc quan trọng. Quá trình khám phá diễn ra suôn sẽ nhờ sự
khéo léo và thuần thục. Không bao giờ bị xao lãng hoặc bị lạc hướng bởi phỏng
đoán, trí tuệ thực sự khảo cứu, quán chiếu và hiểu ở mức độ rất thâm sâu.
Nhưng trải
nghiệm cốt lõi thực sự của tâm là phương tiện chứ không phải là điểm đích – phương tiện để giải phóng tâm khỏi những chướng ngại thô trong
tâm, và tạo nên một nền tảng vững chắc để tiếp tục tu tập. Chúng ta phải nhớ rằng Tâm – chứ không phải nhận biết về vô số các hiện
tượng trong thế giới quy ước – là cốt lõi của việc thực hành Phật Pháp.
THE TRUE
ESSENCE OF MIND
Dhamma teaching from Ajaan Maha Boowa
Source : Mae Chee Kaew – Her
Spiritual Journey
to Awakening and
Enlightenment, Part III, pp 167-170
by Bhikkhu Dick Silaratano
Consciousness is a function of the mind’s
essence, but conscious activity is transient and lacks the mind’s intrinsic
quality of awareness. States of consciousness exist in conjunction with the
awareness that knows them, and the knowing essence of mind is the very root and
source of that awareness. The transient states of mind that arise and cease
within the flow of consciousness are merely conditioned phenomena. Because the
mind’s essence is conditioned by nothing, it is the only stable reality.
Consciousness
naturally flows out from the mind’s essence, moving from the center of the mind to the surface. Surface consciousness constantly changes form,
shape and substance as it is rippled by the shifting winds of greed, anger and
delusion. But the true essence of mind exhibits no activities and manifests no
conditions. Being pure awareness, it simply knows. The activities that spring from
mind essence, such as awareness of the material world or the spiritual world,
are conditions of the consciousness that emanates from the mind. Since
consciousness represents mental activities and conditions that are, by their
very nature, constantly arising and ceasing, conscious awareness is always
unstable and unreliable.
When the outward flow of consciousness
intersects with the perceptual fields of the sensory organs, awareness becomes
mixed up with the objects of its perception. When consciousness intersects with
the eyes, sight conditions consciousness, and consciousness becomes seeing.
When consciousness intersects with the ears, sound conditions consciousness,
and consciousness becomes hearing, and so forth. Therefore when sense
consciousness arises, the essence has disappeared, but that its knowing nature
has been transmitted into consciousness. Ordinarily, when the people allow
their eyes and ears to pursue sights and sounds, they become emotionally
involved with what they perceive, calming down only when those sense objects
are gone. Becoming obsessed with the endless parade of ghosts and spirits in
the ordinary conscious mind, they
completely miss the mind’s true essence.
By reversing the flow of consciousness,
thoughts are interrupted and brought to a halt. When thoughts ceases,
consciousness converges inside, merging into the mind’s knowing essence. With
persistent practice, this foundation becomes unshakable in all circumstances.
Then, even when the mind withdraws from deep samadhi, it still feels solid and
compact, as though nothing can disturb the mind’s inward focus. While samadhi
does not bring an end to suffering, it does constitute an ideal platform from
which to launch an all out assault on the mental defilements that cause
suffering. Observation becomes spontaneous and instintive, and mindfulness
remains fully present. This sharp and
immediate focus complements the investigative and contemplative work of wisdom.
The profound calm and concentration generated by samadhi becomes an excellent
basis for the development of penetrative insight into the nature of existence.
A mind undistracted by peripheral thoughts
and emotions focuses exclusively on its field of awareness, and investigates
the phenomena arising there in the light of truth, without interference from
guesswork or speculation. This is an important principle. The investigation
proceeds smoothly, with fluency and skill. Never distracted or misled by
conjecture, genuine wisdom investigates, contemplates and understands at a
deeply profound level.
But experiencing the essence was a means
rather than an end – a means of freeing the mind from gross mental hindrances,
and laying a solid foundation for further development. He reiterated that this
– and not the perception of countless phenomena in the conventional world – was
the essence of Buddhist pratice.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét