SẮC HƯ KHÔNG
Trung bộ kinh 28
Ðại kinh Dụ dấu chân voi
Ðại kinh Dụ dấu chân voi
M a
h à h a t t h i p a d o p a m a s u t t
a
“Chư Hiền, như một khoảng trống được bao vây bởi cây gậy, bởi dây leo, bởi cỏ, bởi bùn, được biết là một nhà ở. Cũng vậy, Chư Hiền, một khoảng trống được bao vây bởi xương, bởi dây gân,
Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana
(Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở đây, Tôn giả Sariputta
(Xá-lợi-phất) gọi các Tỷ-kheo:
-- Này các Hiền giả Tỷ-kheo!
-- Thưa vâng, Hiền giả.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sariputta. Tôn giả
Sariputta nói như sau:
-- Chư Hiền giả, ví
như tất cả dấu chân của mọi loại động vật đều thâu nhiếp trong dấu chân voi, vì
dấu chân này được xem là lớn nhất trong tất cả dấu chân về phương diện to lớn.
Cũng vậy, chư Hiền giả, tất cả các Thiện pháp đều tập trung trong Bốn Thánh đế.
Thế nào là trong Bốn Thánh đế? Trong Khổ Thánh đế, trong Khổ tập Thánh đế,
trong Khổ diệt Thánh đế, trong Khổ diệt đạo Thánh đế.
Chư Hiền, thế nào là Khổ Thánh đế? Sanh là khổ, già là
khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, điều gì cầu không được là khổ,
tóm lại Năm thủ uẩn là khổ.
Chư Hiền, thế nào là Năm thủ uẩn? Chính là sắc thủ
uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn.
Chư Hiền, thế nào là sắc thủ uẩn? Bốn đại và sắc khởi
lên từ bốn đại. Chư Hiền, thế nào là bốn đại? Chính là địa giới, thủy giới, hỏa
giới, phong giới.
……………….
Chư hiền, như một khoảng trống được
bao vây bởi cây gậy, bởi dây leo, bởi cỏ, bởi bùn, được biết là một nhà ở. Cũng
vậy, Chư hiền, một khoảng trống được bao vây bởi xương, bởi dây gân, bởi thịt,
bởi da, được biết là một sắc pháp.
Chư Hiền, nếu
nội mắt không bị hư hại, nhưng ngoại sắc không vào trong tầm mắt, không có sự
quy tụ xúc chạm thích hợp, thì thức phần thích hợp không có hiện khởi. Chư Hiền,
nếu nội mắt không bị hư hại, ngoại sắc vào trong tầm mắt, nhưng không có sự quy
tụ xúc chạm thích hợp, thì thức phần thích hợp không có hiện khởi. Chư Hiền, chỉ
khi nào nội mắt không bị hư hại, ngoại sắc vào trong tầm mắt, có sự quy tục xúc
chạm thích hợp, thì thức phần thích hợp có hiện khởi.
Bất cứ sắc
pháp gì được hiện khởi như vậy đều quy tụ trong sắc thủ uẩn; bất cứ cảm thọ gì
được hiện khởi như vậy đều quy tụ trong thọ thủ uẩn; bất cứ tưởng gì được hiện
khởi như vậy đều được quy tụ trong tưởng thủ uẩn; bất cứ hành gì được hiện khởi
như vậy đều quy tụ trong hành thủ uẩn; bất cứ thức gì được hiện khởi như vậy đều
quy tụ trong thức thủ uẩn. Vị ấy tuệ tri như sau: "Như vậy, như người ta
nói, có sự quy tụ, sự tập hợp, sự hòa hợp của năm thủ uẩn này. Thế Tôn đã nói
như sau: "Ai thấy được lý duyên khởi,
người ấy thấy được pháp; ai thấy được pháp, người ấy thấy được lý duyên khởi".
Những pháp này do duyên khởi lên chính là năm thủ uẩn. Sự tham dục, chấp trước,
tham đắm, mê say trong năm thủ uẩn này tức là khổ tập; sự nhiếp phục tham dục,
sự từ bỏ tham dục tức là sự khổ diệt". Cho đến mức độ này, Chư Hiền, Tỷ-kheo
đã làm rất nhiều.
Chư Hiền, nếu nội tai không bị hư hại, nhưng ngoại
thanh không vào trong tầm tai, không có sự quy tụ xúc chạm thích hợp, thì thức
phần thích hợp không có hiện khởi. ... Cho đến mức độ này, Chư Hiền, Tỷ-kheo đã
làm rất nhiều.
Chư Hiền, nếu nội lỗ mũi không bị hư hại, nhưng ngoại
hương không vào trong tầm mũi, không có sự quy tụ xúc chạm thích hợp, thì thức
phần thích hợp không có hiện khởi. ... Cho đến mức độ này, Chư Hiền, Tỷ-kheo đã
làm rất nhiều.
Chư Hiền, nếu nội lưỡi không bị hư hại, nhưng ngoại vị
không vào trong tầm lưỡi, không có sự quy tụ xúc chạm thích hợp, thì thức phần
thích hợp không có hiện khởi. ... Cho đến mức độ này, Chư Hiền, Tỷ-kheo đã làm
rất nhiều.
Chư Hiền, nếu nội thân không bị hư hại, nhưng ngoại
xúc không vào trong tầm của thân, không có sự quy tụ xúc chạm thích hợp, thì
thức phần thích hợp không có hiện khởi. ... Cho đến mức độ này, Chư Hiền,
Tỷ-kheo đã làm rất nhiều.
Chư Hiền, nếu nội ý căn không bị hư hại, ngoại pháp
vào trong tầm của ý căn, nhưng không có sự quy tụ xúc chạm thích hợp, thì thức
phần thích hợp không có hiện khởi. Chư Hiền, chỉ khi nào nội ý căn không bị hư
hại, ngoại pháp vào trong tầm của ý căn, có sự quy tụ xúc chạm thích hợp, thì
thức phần thích hợp có hiện khởi.
Bất cứ sắc gì được hiện khởi như vậy đều quy tụ trong
sắc thủ uẩn; bất cứ cảm thọ gì được hiện khởi như vậy đều quy tụ trong thọ thủ
uẩn; bất cứ tưởng gì được hiện khởi như vậy đều quy tụ trong tưởng thủ uẩn; bất
cứ hành gì được hiện khởi như vậy đều quy tụ trong hành thủ uẩn; bất cứ thức gì
được hiện khởi như vậy đều quy tụ trong thức thủ uẩn. Vị ấy tuệ tri như sau:
"Như vậy, như người ta nói, có sự quy tụ, sự tập họp, sự hòa hợp của năm
thủ uẩn này. Thế Tôn đã nói như sau: "Ai thấy được lý duyên khởi, người ấy
thấy được pháp; ai thấy được pháp, người ấy thấy được lý duyên khởi". Những
pháp này do duyên khởi lên chính là năm thủ uẩn. Sự tham dục, chấp trước, tham
đắm, mê say trong năm thủ uẩn này tức là khổ tập; sự nhiếp phục tham dục, sự từ
bỏ tham dục tức là sự khổ diệt". Cho đến mức độ này, chư Hiền, Tỷ-kheo đã
làm rất nhiều.
Tôn giả Sariputta thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy
hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Sariputta dạy.
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét