SỰ YÊN TĨNH VÀ IM LẮNG
Eckhart Tolle
Nguồn: SỨC MẠNH CỦA TĨNH LẶNG (Chương I)
Nguyên tác: STILLNESS SPEAKS
Diện Mục Nguyễn Văn Hạnh dịch và chú thích
Nguyên tác: STILLNESS SPEAKS
Diện Mục Nguyễn Văn Hạnh dịch và chú thích
Khi bạn
đánh mất liên lạc với sự im
lắng ở nội tâm, bạn sẽ đánh mất liên lạc với chính
mình. Khi bạn đánh mất liên lạc với chính mình, bạn sẽ tự đánh mất mình trong thế giới của hình tướng(1).
Cảm nhận nội tại về chính tự thân mình, tức
bản chất chân thực của bạn là gì, bản chất ấy không thể tách rời khỏi sự im
lắng(2). Đây
chính là cái Chân Ngã(3)sâu kín của bạn vượt lên trên Tên Gọi và
Hình Tướng(4).
Sự im lắng chính là bản chất chân thực của bạn. Vậy sự im lắng là gì? Đó chính là không gian ở trong bạn, là khả năng nhận thức từ đó những chữ trên trang giấy này được tạo
thành khái niệm và trở thành những ý nghĩ ở trong đầu bạn. Nếu không có khả năng nhận biết đó, sẽ không có khái niệm, không có ý tưởng,
không có thế giới.
Bạn chính là khả
năng nhận biết đó được che
giấu dưới
hình dáng của một con người.
Tương đương với tiếng động ồn ào ở bên ngoài
là sự ồn ào của những suy tưởng bên trong.Tương đương với sự im lặng ở bên
ngoài là sự im
lắng ở nội
tâm. Khi nào có sự yên tĩnh ở chung quanh – bạn hãy lắng yên để nghe sự yên
tĩnh đó. Tức là chỉ để ý, chú tâm đến sự yên tĩnh đó. Lắng nghe sự yên tĩnh như
thế sẽ làm thức dậy một chiều không gian im lắng ở trong
bạn, vì chỉ qua sự im
lắng thì bạn
mới có thể nhận ra sự yên tĩnh.
Bạn sẽ
nhận ra rằng giây phút bạn lưu ý đến sự yên lặng ở chung quanh, bạn không hề
suy nghĩ. Bạn chỉ nhận biết, nhưng không hề suy tư.
Khi bạn
chú tâm đến sự yên lặng, ngay lập tức có một trạng thái cảnh giác nhưng rất im
lắng ở nội tâm. Bạn đang
hiện diện. Bạn vừa bước ra khỏi thói quen suy tưởng của
tâm thức cộng đồng, của nhân loại, một thói quen đã bị thâm nhiễm trong hàng
ngàn năm qua.
Hãy
nhìn một thân cây, hay một bông hoa. Hãy để cho nhận thức của bạn đậu lên trên
vật thể đó – như một cánh bướm. Bông hoa ấy tĩnh lặng biết bao nhiêu! Thân cây
và bông hoa đang cắm rễ trong trạng thái an nhiên tự tại biết bao nhiêu. Hãy để thiên nhiên dạy cho ta
thế nào là tĩnh lặng.
Khi bạn
nhìn vào một thân cây và nhận ra sự tĩnh lặng của thân cây đó, chính bạn cũng
trở thành sự tĩnh lặng. Bạn tiếp xúc với thân cây ở một mức độ rất sâu. Bạn sẽ
cảm thấy đồng nhất với những gì bạn đang cảm nhận qua sự tĩnh lặng. Cảm nhận sự
đồng nhất giữa mình với mọi vật đó chính là Lòng Xót Thương – một tình thương chân chính.
Sự im
lặng rất hữu ích. Nhưng bạn không cần phải có sự im lặng thì mới giúp bạn tìm
ra sự tĩnh lặng. Ngay cả những khi có tiếng ồn, bạn vẫn có thể nhận ra đang có
sự tĩnh lặng bên dưới những ồn ào, nhận ra khoảng không gian từ đó tiếng động được phát sinh. Đó chính là không gian bên trong của nhận thức thuần khiết, đó cũng chính là Tâm(5).
Bạn
chợt nhận ra rằng có một sự nhận biết như là một cái nền nằm sau tất cả những
nhận thức của các giác quan, tất cả những suy tư. Nhận ra sự nhận biết đó là sự
phát sinh của sự tĩnh lặng ở nội tâm.
Bất kỳ
một tiếng ồn đáng ghét nào cũng đều hữu ích như sự lặng yên. Làm cách nào?
Bằng
cách buông bỏ sự chống đối trong nội tâm về tiếng ồn, bằng cách cho phép tiếng
ồn ấy được như nó đang là. Sự chấp nhận này cũng giúp bạn đi vào cõi an
bình ở nội tâm, tức là sự tĩnh lặng.
Bất kỳ
khi nào bạn chấp nhận một cách sâu sắc mỗi giây phút như bản chất của nó – bất
kể hình thức phút giây ấy đang biểu hiện là gì – bạn sẽ có được trạng thái lặng
yên, bạn có được sự an tịnh.
Hãy chú
tâm đến khoảng trống – khoảng trống giữa hai ý tưởng, khoảng không ngắn ngủi
giữa những chữ trong một câu chuyện, giữa những nốt nhạc của tiếng dương cầm,
hoặc khoảng trống giữa hơi thở vào và hơi thở ra của bạn.
Khi bạn
chú tâm đến những khoảng trống đó, nhận thức về một cái gì đó, lúc ấy chỉ còn
là nhận thức thuần khiết. Chiều không gian không có hình thể ấy của nhận thức thuần khiết được phát sinh từ bên trong bạn, thay thế cho
thói quen của bạn thích tự đồng hóa mình(6) với những biểu hiện bên ngoài của hình tướng.
Như thế
sự tĩnh lặng có phải là sự vắng mặt của tiếng ồn và những tình huống không?
Không, sự tĩnh lặng chính là tự thân của sự thông thái – là Tâm nằm ở bên dưới, từ đó mọi thứ hữu hình(7) được phát sinh. Và làm sao cái Đó có thể tách rời với bản chất chân thực của
bạn? Những biểu hiện tạm bợ của hình tướng liên hệ đến bạn(8),
mà bạn nghĩ chính là bạn, được phát sinh và nuôi dưỡng bởi cái Đó, bởi Tâm.
Cái Đó cũng là
tinh chất của tất cả những thiên hà và mỗi ngọn cỏ; của tất cả những bông hoa,
cây cối, chim chóc và tất cả mọi vật thể khác.
Sự tĩnh
lặng là vật thể duy nhất trên cõi đời này không mang một hình
tướng. Nhưng thực ra, sự tĩnh lặng đâu phải là một vật thể, và nó cũng không thuộc về thế giới này.
Khi bạn
nhìn vào một thân cây hay một con người, từ sự tĩnh lặng ở trong bạn,thì ai đang nhìn vậy? Có một cái gì đó, sâu hơn là con người của
bạn, đang nhìn. Đó là Tâm đang nhìn vào cái vật mà chính Tâm đã sáng tạo
ra.
Kinh Thánh có câu: “Thượng Đế đã sáng tạo ra
thế giới và Ngài đã cảm thấy rất hài lòng với những thứ mà Ngài đã tạo dựng
nên”. Đó cũng là cảm giác hài lòng mà bạn cảm thấy khi ngắm nhìn một thân cây,
hay một con người, từ sự tĩnh lặng, không vướng bận chút suy tư.
Bạn có
cần thêm kiến thức? Nếu có thêm nhiều thông tin hơn, hay những chiếc máy điện toán
có khả năng xử lý dữ liệu với tốc độ nhanh hơn, hay có thêm những phân tích
khoa học hoặc tư duy gì đấy,… liệu chúng ta có cứu được thế giới khỏi tình
trạng nguy ngập hiện nay không? Có phải lúc này, điều chúng ta cần nhất, chính
là sự thông tuệ?
Nhưng
sự thông tuệ là gì và ta có thể tìm ở đâu? Sự thông tuệ chỉ có được qua khả
năng giữ cho lòng mình được lắng yên. Chỉ cần tập nhìn và lắng nghe. Bạn không
cần gì thêm cả. Hãy tĩnh lặng, nhìn và lắng nghe sẽ làm phát sinh một sự thông
thái, không-phải-bằng-suy-tư, ở trong bạn.
Hãy để
cho sự tĩnh lặng hướng dẫn tất cả những lời nói và việc làm của bạn.
Chú thích .-
(1) Tự đánh mất mình trong thế giới của hình
tướng: Vì không còn biết bản chất chân thật của mình,
chúng ta thường tự đánh mất mình trong thế giới của hình tướng tức là những được, mất, hơn, thua, những đấu tranh, giành giật với nhau trong đời
sống, trong những thói quen nghiện ngập,… để lấp đầy sự trống vắng, khổ đau của
một con người đã đánh mất gốc rễ, cội nguồn.
(2) Sự im lắng: Là sự tĩnh lặng, không có hình tướng nhưng
tràn đầy ý thức ở trong bạn. Đó cũng chính là bản chất chân thực của bạn.
(3) Chân Ngã: Chân Ngã tức là bản chất chân thực, bất họai,
vĩnh cửu của mình. Chúng ta thường nhầm lẫn chân ngã của mình với những biểu
hiện tạm bợ của hình tướng như: tên họ, địa vị, nghề nghiệp, danh tiếng, tài
sản,… với bản chất chân chính của mình.
(4) Tên Gọi và Hình Tướng: Những quy ước, tên gọi của chúng ta về những
biểu hiện tạm bợ của đời sống. Ví dụ, tiền là những mảnh giấy hay kim loại mà chúng ta
trao đổi với nhau khi mua bán. Lễ cưới là một buổi tiệc để chính thức công bố
quan hệ luyến ái giữa hai người… Dĩ nhiên, Tên Gọi và Hình Tướng chỉ là danh
từ, khái niệm mà chúng ta dùng để mô tả một thực tại sinh động, mà đã là danh
từ và khái niệm… thì nó không thể nắm bắt được chân lý, nắm bắt được thực tại
sinh động, liên tục chuyển biến trong từng phút, từng giây.
(5) Tâm: Tức là cái Biết linh hoạt và sống động nhưng vô hình tướng ở
trong ta. Đó chính là bản chất chân thực của mình.
(6) Thói quen thích tự đồng hóa mình: Thói quen cho rằng mình chỉ là một cảm xúc, ý
tưởng, hay cảm giác nghiện ngập một cái gì đó ở trong mình. Ví dụ khi có một
cảm giác khổ sở, bất hạnh đang phát sinh ở trong lòng, ta không dừng lại ở chỗ
“Ồ có một cảm giác bất hạnh đang có mặt ở trong lòng tôi”, mà chúng ta nhanh
chóng đồng hóa mình với cảm giác bất hạnh ấy và tự kết luận rằng “Tôi là một kẻ bất hạnh” hay
tệ hơn nữa, “Tôi chính
là sự bất hạnh của cuộc đời”.
(7) Mọi thứ hữu hình: Là tất cả những gì trong đời sống, trong vũ
trụ mà ta có thể sờ mó, nhìn thấy, cảm nhận hoặc có thể tạo thành một khái niệm
ở trong ta. Tất cả đều là biểu hiện của Tâm. Nói một cách khác, Tâm là nơi muôn
vật, mọi thứ hữu hình được tạo ra, được sinh ra.
(8) Những biểu hiện tạm bợ của hình tướng liên
hệ đến bạn: Ví dụ cơ thể, tuổi tác, cảm xúc, ý nghĩ, hành
động, nghề nghiệp, tài sản… mà ta thường lầm tưởng là bản chất của mình. Đây
chỉ là biểu hiện của cái Tâm vô hình, vô tướng, bản chất chân thật của bạn.
SILENCE AND STILLNESS
Eckhart Tolle
Stillness Speaks (Chapter I)
When you lose touch with inner stillness,
you lose touch with yourself. When you lose touch with yourself, you lose
yourself in the world.
Your innermost sense of self, of who you
are, is inseparable from stillness. This is the ‘I Am’ that is deeper than name
and form.
Stillness is your essential nature. What
is stillness? The inner space or awareness in which the words on this page are
being perceived and become thoughts. Without that awareness, there would be no
perception, no thoughts, no world.
You are that awareness, disguised as a
person.
The equivalent of external noise is the
inner noise of thinking. The equivalent of external silence is inner stillness.
Whenever there is some silence around you
– listen to it. That means just notice it. Pay attention to it. Listening to
silence awakens the dimension of stillness within yourself, because it is only
through stillness that you can be aware of silence.
See that in the moment of noticing the
silence around you, you are not thinking. You are aware, but not thinking.
When you become aware of silence,
immediately there is that state of inner still alertness. You are present. You
have stepped out of thousands of years of collective human conditioning.
Look at a tree, a flower, a plant. Let
your awareness rest upon it. How still they are, how deeply rooted in Being.
Allow nature to teach you stillness.
When you look at a tree and perceive its
stillness, you become still yourself. You connect with it at a very deep level.
You feel a oneness with whatever you perceive in and through stillness. Feeling
the oneness of yourself with all things is love.
Silence is helpful, but if you don’t need
it in order to find stillness. Even when there is noise, you can be aware of
the stillness underneath the noise, of the space in which the noise arises.
That is the inner space of pure awareness, consciousness itself.
You can become aware of awareness as the
background to all your sense perceptions, all your thinking. Becoming aware of
awareness is the arising of inner stillnes.
Any disturbing noise can be as helpful as
silence. How? By dropping your inner resistance to the noise, by allowing it to
be as it is, this acceptance also takes you into that realm of inner peace that
is stillness.
Whenever you deeply accept this moment as
it is – no matter what form it takes – you are still, you are at peace.
Pay attention to the gap – the gap between
two thoughts, the brief, silent space between words in a conversation, between
the notes of a piano or flute, or the gap between the in-breath and out-breath.
When you pay attention to those gaps,
awareness of ‘something’ becomes – just awareness. The formless dimension of
pure consciousness arises from within you and replaces identification with
form.
True intelligence operates silently.
Stillness is where creativity and solutions to problems are found.
Is stillness just the absence of noise and
content? No, it is intelligence itself – the underlying consciousness out of
which every form is born. And how could that be separate from who you are? The
form that you think you are came out of that and is being sustained by it.
It is the essence of all galaxies and
blades of grass; of all flowers, trees, birds, and all other forms.
Stillness is the only thing in this world
that has no form. But then, it is not really a thing, and it is not of this
world.
When you look at a tree or a human being
in stillness, who is looking? Something deeper than the person. Consciousness
is looking at its creation.
In the Bible, it says that God created the
world and saw that it was good. That is what you see when you look from
stillness without thought.
Do you need more knowledge? Is more
information going to save the world, or faster computers, more scientific or
intellectual analysis? Is it not wisdom that humanity needs most at this time?
But what is wisdom and where is it to be
found? Wisdom comes with the ability to be still. Just look and just listen. No
more is needed. Being still, looking, and listening activities the
non-conceptual intelligence within you. Let stillness direct your words and
actions.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét