“Này Ananda, có sáu giới này: địa giới, thủy giới, phong giới, hỏa giới, không giới, thức giới.”
Trung Bộ Kinh 115
Kinh Ða giới
Bahudhàtuka sutta
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tịnh xá
ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: -- "Này
các Tỷ-kheo". -- "Bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế
Tôn. Thế Tôn nói như
sau:
-- Phàm có những sợ hãi gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả những sợ hãi
ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí (pandita). Phàm có
những thất vọng gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả thất vọng ấy sanh khởi
cho người ngu, không phải cho người hiền trí. Phàm có những hoạn nạn gì sanh
khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả hoạn nạn ấy sanh khởi cho người ngu, không phải
cho người hiền trí. Ví như, này các Tỷ-kheo, tia lửa từ ngôi nhà bằng cỏ, thiêu
cháy ngôi nhà có lầu gác được trét trong trét ngoài, được che chở khỏi gió, có
chốt khóa gài kỹ, có cửa sổ đóng kỹ; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những
sợ hãi gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả những sợ hãi ấy sanh khởi cho
người ngu, không phải cho người hiền trí; phàm có những thất vọng gì sanh khởi,
này các Tỷ-kheo, tất cả những thất vọng ấy sanh khởi cho người ngu, không phải
cho người hiền trí; phàm có những hoạn nạn gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất
cả những hoạn nạn ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu đầy những sợ hãi, người hiền trí không có sợ
hãi. Kẻ ngu đầy những thất vọng, người hiền trí không có thất vọng. Kẻ ngu đầy
những hoạn nạn, người hiền trí không có hoạn nạn. Này các Tỷ-kheo, không có sợ
hãi cho người hiền trí, không có thất vọng cho người hiền trí, không có hoạn
nạn cho người hiền trí. Do vậy, này các Tỷ-kheo, "Chúng tôi sẽ thành người
hiền trí, biết suy tư tìm hiểu", như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần
phải học tập.
Khi được nghe nói vậy,
Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
-- Ðến mức độ nào,
bạch Thế Tôn, là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo là người hiền trí, biết suy tư
tìm hiểu?"
-- Cho đến khi, này
Ananda, Tỷ-kheo thiện xảo về giới, thiện xảo về xứ, thiện xảo về duyên khởi và
thiện xảo về xứ phi xứ, cho đến mức độ như vậy, này Ananda, là vừa đủ để nói:
"Tỷ-kheo là người hiền trí, biết suy tư tìm hiểu".
(Giới)
-- Ðến mức độ nào,
bạch Thế Tôn, là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo thiện xảo về giới?"
-- Này Ananda, có mười tám giới này: nhãn giới, sắc giới,
nhãn thức giới; nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới; tỷ giới, hương giới, tỷ
thức giới; thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới; thân giới, xúc giới, thân thức
giới; ý giới, pháp giới, ý thức giới. Này Ananda, cho đến khi biết được, thấy
được mười tám giới này, cho đến mức độ như vậy, này Ananda, là vừa đủ để nói:
"Tỷ-kheo thiện xảo về giới".
-- Nhưng bạch Thế Tôn, có thể có pháp môn nào khác là
vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo thiện xảo về giới?"
-- Có thể có, này
Ananda. Này Ananda, có sáu giới này:
địa giới, thủy giới, phong giới, hỏa giới, không giới, thức giới. Này Ananda,
cho đến khi biết được, thấy được sáu giới này, cho đến mực độ như vậy, này
Ananda, là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo thiện xảo về giới".
Này Ananda, có sáu giới này: địa giới, thủy giới, phong giới, hỏa giới, không giới, thức giới. Này Ananda, cho đến khi biết được, thấy được sáu giới này, cho đến mực độ như vậy, này Ananda, là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo thiện xảo về giới".
-- Nhưng bạch Thế Tôn,
có thể có pháp môn nào khác, là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo thiện xảo về
giới".
-- Có thể có, này
Ananda. Này Ananda, có sáu giới này: lạc
giới, khổ giới, hỷ giới, ưu giới, xả giới, vô minh giới. Này Ananda, cho
đến khi biết được, thấy được sáu giới này, cho đến mức độ như vậy, này Ananda,
là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo thiện xảo về giới".
-- Nhưng bạch Thế Tôn,
có thể có pháp môn nào khác, là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo thiện xảo về
giới?"
-- Có thể có, này
Ananda. Này Ananda, có sáu giới này: dục
giới, ly dục giới, sân giới, vô sân giới, hại giới, bất hại giới. Này
Ananda, cho đến khi biết được, thấy được sáu giới này, cho đến mức độ như vậy,
này Ananda, là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo thiện xảo về giới".
-- Nhưng bạch Thế Tôn,
có thể có pháp môn nào khác, là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo thiện xảo về
giới?"
-- Có thể có, này
Ananda. Này Ananda, có ba giới này: dục
giới, sắc giới, vô sắc giới. Này Ananda, cho đến khi biết được, thấy được
ba giới này, cho đến mức độ như vậy, này Ananda, là vừa đủ để nói:
"Tỷ-kheo thiện xảo về giới".
-- Nhưng bạch Thế Tôn, có thể có pháp môn nào khác, là
vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo thiện xảo về giới?"
-- Có thể có, này
Ananda. Này Ananda, có hai giới này: hữu
vi giới và vô vi giới. Này Ananda, cho đến khi biết được, thấy được hai
giới này, cho đến mức độ như vậy, này Ananda, là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo
thiện xảo về giới"
Này Ananda, có hai giới này: hữu vi giới và vô vi giới. Này Ananda, cho đến khi biết được, thấy được hai giới này, cho đến mức độ như vậy, này Ananda, là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo thiện xảo về giới"
(Xứ)
-- Nhưng bạch Thế Tôn,
cho đến mức độ nào là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo thiện xảo về xứ?"
-- Này Ananda, có sáu
nội xứ, ngoại xứ này: mắt và sắc, tai và tiếng, mũi và hương, lưỡi và vị, thân
và xúc, ý và pháp. Này Ananda, cho đến khi biết được, thấy được sáu nội ngoại
xứ này, cho đến mức độ như vậy, này Ananda, là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo
thiện xảo về xứ".
(Duyên khởi)
-- Nhưng bạch Thế Tôn,
cho đến mức độ nào là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo thiện xảo về duyên
khởi?"
-- Ở đây, này Ananda,
Tỷ-kheo biết như sau: Nếu cái này có, cái kia có; do cái này sanh, cái kia
sanh. Nếu cái này không có, cái kia không có; do cái này diệt, cái kia diệt.
Tức là vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên
lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ
duyên hữu; hữu duyên sanh; do duyên sanh lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh
khởi. Như vậy, này Ananda, là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.
Nhưng do sự diệt trừ,
sự ly tham hoàn toàn của chính vô minh này, các hành diệt; do các hành diệt,
danh sắc diệt; do danh sắc diệt, lục nhập diệt; do lục nhập diệt, xúc diệt; do
xúc diệt, thọ diệt; do thọ diệt, ái diệt; do ái diệt, thủ diệt; do thủ diệt,
hữu diệt; do hữu diệt, sanh diệt; do sanh diệt, lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não
đoạn diệt. Như vậy là sự đoạn diệt hoàn toàn của khổ uẩn này. Cho đến như vậy,
này Ananda, là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo thiện xảo về duyên khởi".
(Xứ, phi xứ)
-- Nhưng cho đến mức
độ nào, bạch Thế Tôn, là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo thiện xảo về xứ phi
xứ?"
-- Ở đây, này Ananda,
Tỷ-kheo biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: khi
một người thành tựu (chánh) kiến lại đi đến các hành (samkhara) và xem là
thường còn. Sự kiện như vậy không xảy ra". Và vị ấy biết rằng: "Sự
kiện này có xảy ra, có hiện hữu: Khi một người phàm phu đi đến các hành và xem
là thường còn. Sự hiện như vậy có xảy ra". Vị ấy biết rõ rằng: "Sự
kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người thành tựu (chánh)
kiến, lại có thể đi đến các hành với ý niệm lạc thọ. Sự kiện như vậy không có
xảy ra". Và vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này có xảy ra, có hiện hữu:
Khi một người phàm phu đi đến các hành với ý niệm lạc thọ. Sự kiện như vậy có
xảy ra". Vị ấy biết rằng: "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện
hữu: Khi một người nào thành tựu (chánh) kiến, lại có thể đi đến các pháp với ý
niệm tự ngã. Sự kiện như vậy không có xảy ra". Và vị ấy biết rằng:
"Sự kiện này có xảy ra, có hiện hữu: Khi một người phàm phu đi đến các
pháp với ý niệm tự ngã. Sự kiện như vậy có xảy ra".
Vị ấy biết rõ rằng:
"Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: khi một người thành tựu
(chánh) kiến, có thể giết sinh mạng người mẹ. Sự kiện như vậy không có xảy
ra". Và vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này có xảy ra: Khi một người
phàm phu có thể giết sinh mạng người mẹ. Sự kiện như vậy có xảy ra". Vị ấy
biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một
người thành tựu (chánh) kiến, có thể giết sinh mạng người cha... có thể giết
sinh mạng A-la-hán.. Vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra,
không có hiện hữu: Khi một người thành tựu (chánh) kiến có thể với ác tâm làm
Như Lai chảy máu. Sự kiện như vậy không có xảy ra". Và vị ấy biết rõ rằng:
"Sự kiện này có xảy ra: Khi một người phàm phu với ác tâm làm Như Lai chảy
máu. Sự kiện như vậy có xảy ra". Vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này
không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người thành tựu (chánh) kiến có thể
phá hòa hợp Tăng. Sự kiện như vậy không xảy ra". Và vị ấy biết rõ rằng:
"Sự kiện này có xảy ra: Khi một người phàm phu có thể phá hòa hợp với
Tăng. Sự kiện như vậy có xảy ra". Vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này
không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người thành tựu (chánh) kiến có thể
đề cao một Ðạo sư khác. Sự kiên như vậy không có xảy ra". Và vị ấy biết rõ
rằng: "Sự kiện này có xảy ra: Khi một người phàm phu đề cao một Ðạo sư
khác. Sự kiện như vậy có xảy ra".
Vị ấy biết rõ rằng:
"Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi cùng trong một thế
giới (lokadhatu), hai A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có thể xuất hiện (một lần)
không trước không sau. Sự kiện như vậy không có xảy ra". Và vị ấy biết rõ
rằng: "Sự kiện này có xảy ra: Khi cùng trong một thế giới, một A-la-hán,
Chánh Ðẳng Giác có thể xuất hiện. Sự kiện như vậy có xảy ra". Vị ấy biết
rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra: Khi cùng trong một thế giới, hai
vua Chuyển Luân có thể xuất hiện (một lần), không trước không sau. Sự kiện như
vậy không có xảy ra". Và vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này có xảy ra:
Khi trong một thế giới, một vị vua Chuyển Luân có thể xuất hiện. Sự kiện như
vậy có xảy ra".
Vị ấy biết rõ rằng:
"Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một nữ nhân có thể
thành A-La-Hán, Chánh Ðẳng Giác. Sự kiện như vậy không có xảy ra". Và vị
ấy biết rõ rằng: Sự kiện này có xảy ra: Khi một nam nhân có thể thành một A-la-hán,
Chánh Ðẳng Giác. Sự kiện như vậy có xảy ra. "Vị ấy biết rõ rằng: "Sự
kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một nữ nhân có thể thành Sakka
(Ðế -thích). Sự kiện như vậy không có xảy ra". Và vị ấy biết rõ rằng:
"Sự kiện này có xảy ra, có hiện hữu: Khi một nam nhân có thể trở thành
Sakka. Sự kiện như vậy có xảy ra". Vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này
không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một nữ nhân có thể trở thành Ma vương.
Sự kiện như vậy không có xảy ra". Và vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này
có xảy ra khi một nam nhân trở thành một Ma vương. Sự kiện như vậy có xảy
ra". Vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện
hữu: Khi một nữ nhân có thể trở thành Phạm thiên. Sự kiện như vậy không có xảy
ra". Và vị ấy biết rõ rằng:
"Sự kiện này có xảy ra: Khi một nam nhân có thể trở thành Phạm thiên. Sự
kiện này như vậy có xảy ra".
Vị ấy biết rõ rằng:
"Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một thân ác hành có
thể sanh ra quả báo khả ái, khả hỷ, khả lạc. Sự kiện này không có xảy ra".
Và vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này có xảy ra: Khi một thân ác hành có thể
sanh ra quả báo không khả ái, không khả hỷ, không khả lạc. Sự kiện như vậy có
xảy ra". Vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra, không có
hiện hữu: Khi một khẩu ác hành... Khi một ý ác hành có thể sanh ra quả báo khả
ái, khả hỷ, khả lạc. Sự kiện như vậy không có xảy ra". Và vị ấy biết rõ
rằng: "Sự kiện này có xảy ra: Khi một ý ác hành có thể sanh ra quả báo
không khả ái, không khả hỷ, không khả lạc. Sự kiện như vậy có xảy ra".
Vị ấy biết rõ rằng:
"Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một thân thiện hành
có thể sanh ra quả báo không khả ái, không khả hỷ, không khả lạc. Sự kiện như
vậy không có xảy ra". Và vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này có xảy ra:
Khi một thân thiện hành có thể sanh ra quả báo khả ái, khả hỷ, khả lạc. Sự kiện
như vậy có xảy ra". Vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra,
không có hiện hữu: Khi một khẩu thiện hành... một ý thiện hành có thể sanh ra
quả báo không khả ái, không khả hỷ, không khả lạc. Sự kiện như vậy không có xảy
ra". Và vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này có xảy ra: Khi một ý thiện
hành có thể sanh ra quả báo khả ái, khả hỷ, khả lạc. Sự kiện như vậy có xảy
ra".
Vị ấy biết rõ rằng:
"Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người hành trì
thân ác hành, do nhân thân ác hành ấy, do duyên thân ác hành ấy sau khi thân
hoại mạng chung, có thể sanh thiện thú, thiên giới, cõi đời này. Sự kiện như
vậy không có xảy ra". Và vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này có xảy ra:
Khi một người hành trì thân ác hành, do nhân thân ác hành ấy, do duyên thân ác
hành ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ,
địa ngục. Sự kiện này có xảy ra". Vị ấy biết rõ rằng sự kiện này không có
xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người hành trì khẩu ác hành... hành trì ý ác
hành, do nhân ý ác hành ấy, do duyên ý ác hành ấy, sau khi thân hoại mạng
chung, có thể sanh lên thiện thú, thiên giới, cõi đời này. Sự kiện như vậy
không có xảy ra". Và vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này có xảy ra, khi
một người hành trì khẩu ác hành... ý ác hành, sau khi thân hoại mạng chung có
thể sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Sự kiện như vậy có xảy ra".
Vị ấy biết rõ rằng:
"Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người hành trì
thân thiện hành, do nhân thân thiện hành ấy, do duyên thân thiện ấy, có thể
sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Sự kiện như vậy không có xảy
ra". Và vị ấy biết rằng: "Sự kiện này có xảy ra: Khi một người hành
trì thân thiện hành, do nhân thân thiện hành ấy, do duyên thân thiện hành ấy,
có thể sanh lên thiện thú, thiên giới, cõi đời này. Sự kiện như vậy có xảy
ra". Vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện
hữu: Khi một người hành trì khẩu thiện hành... hành trì thiện hành, do nhân ý
thiện hành ấy, do duyên ý thiện hành ấy, có thể sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa
xứ, địa ngục. Sự kiện như vậy không có xảy ra". Và vị ấy biết rõ rằng:
"Sự kiện này có xảy ra, có hiện hữu: Khi một người hành trì khẩu thiện
hành... hành trì ý thiện hành, do nhân ý thiện hành ấy, do duyên ý thiện hành
ấy, có thể sanh lên thiện thú, thiên giới, cõi đời này. Sự kiện như vậy có xảy
ra".
Cho đến mức độ như
vậy, là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo thiện xảo về xứ phi xứ".
(Kết luận)
Khi được nghe nói vậy,
Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay,
bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, pháp môn này có tên
gì?
-- Do vậy, này Ananda,
Ông hãy thọ trì pháp môn này là Ða giới, hãy thọ trì pháp môn nầy là Bốn chuyển
(Dhammadasa), hãy thọ trì pháp môn này là Pháp kính (Dhammadasa), hãy thọ trì
pháp môn này là Trống bất tử, hãy thọ trì pháp môn này là Vô thượng chiến
thắng.
Thế Tôn thuyết giảng
như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Hòa thượng Thích
Minh Châu dịch Việt
There are, Ananda, these six elements:
the earth element, the water element, the fire element, the air element,
the space element, and the
consciousness element.
MN115.
The Many Kinds of Elements Bahudhatuka
Sutta
1. THUS HAVE I HEARD. On one
occasion the Blessed One was living at Savatthi in Jeta’s Grove,
Anathapindika’s Park. There he addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus.” -
“Venerable sir,” they replied. The Blessed One said this:
2. “Bhikkhus, whatever fears
arise, all arise because of the fool, not because of the wise man; whatever
troubles arise, all arise because of the fool, not because of the wise man;
whatever calamities arise, all arise because of the fool, not because of the
wise man. Just as a fire that starts in a shed made of rushes or grass burns
down even a house with a peaked roof, with walls plastered inside and outside,
shut off, secured by bars, with shuttered windows; so too, bhikkhus, whatever
fears arise … all arise because of the fool, not because of the wise man. Thus
the fool brings fear, the wise man brings no fear; the fool brings trouble, the
wise man brings no trouble; the fool brings calamity, the wise man brings no
calamity. No fear comes from the wise man, no trouble comes from the wise man,
no calamity comes from the wise man. Therefore, bhikkhus, you should train
thus: ‘We shall be wise men, we shall be inquirers.’“
3. When this was said, the
venerable Ananda asked the Blessed One: “In what way, venerable sir, can a
bhikkhu be called a wise man and an inquirer?”
“When, Ananda, a bhikkhu is
skilled in the elements, skilled in the bases, skilled in dependent
origination, skilled in what is possible and what is impossible, in that way he
can be called a wise man and an inquirer.”
(THE
ELEMENTS)
4. “But, venerable sir, in what
way can a bhikkhu be called skilled in the elements?”
“There are, Ananda, these eighteen
elements: the eye element, the form. element, the eye-consciousness element;
the ear element, the sound element, the ear-consciousness element; the nose
element, the odour element, the nose-consciousness element; the tongue element,
the flavour element, the tongueconsciousness element; the body element, the
tangible element, the body-consciousness element; the mind element, the
mind object element, the mind-consciousness element. When he knows and sees
these eighteen elements, a bhikkhu can be called skilled in the elements.”
5. “But, venerable sir, might
there be another way in which a bhikkhu can be called skilled in the elements?”
“There might be, Ananda.
There are, Ananda, these six elements: the earth element, the water element, the fire element, the air element, the space element, and the consciousness element. When he knows and sees these six elements, a bhikkhu can be called skilled in the elements.”
6. “But, venerable sir, might
there be another way in which a bhikkhu can be called skilled in the elements?”
“There might be, Ananda. There
are, Ananda, these six elements: the pleasure element, the pain element, the
joy element, the grief element, the equanimity element, and the ignorance
element. When he knows and sees these six elements, a bhikkhu can be called
skilled in the elements.”
7. “But, venerable sir, might
there be another way in which a bhikkhu can be called skilled in the elements?”
“There might be, Ananda. There
are, Ananda, these six elements: the sensual desire element, the renunciation
element, the ill will element, the non-ill will element, [63] the cruelty
element, and the non-cruelty element. When he knows and sees these six
elements, a bhikkhu can be called skilled in the elements.”
8. “But, venerable sir, might
there be another way in which a bhikkhu can be called skilled in the elements?”
“There might be, Ananda. There
are, Ananda, these three elements: the sense-sphere element, the fine-material
element, and
the immaterial element. When he
knows and sees these three elements, a bhikkhu can be called skilled in the
elements.”
9. “But, venerable sir, might
there be another way in which a bhikkhu can be called skilled in the elements?”
“There might be, Ananda. There
are, Ananda, these two elements: the conditioned element and the unconditioned
element. When he knows and sees these two elements, a bhikkhu can be called
skilled in the elements.”
(THE BASES)
10. “But, venerable sir, in what
way can a bhikkhu be called skilled in the bases?”
“There are, Ananda, these six
internal and external bases: the eye and forms, the ear and sounds, the nose
and odours, the tongue and flavours, the body and tangibles, the mind and
mind-objects.When he knows and sees these six internal and external bases, a bhikkhu can be
called skilled in the bases.”
(DEPENDENT
ORIGINATION)
11. “But, venerable sir, in what
way can a bhikkhu be called skilled in dependent origination?”
“Here, Ananda, a bhikkhu knows
thus: ‘When this exists, that comes to be; with the arising of this, that
arises. When this does not exist, that does not come to be; with the cessation
of this, that ceases. That is, with ignorance as condition, formations [come to
be]; with formations as condition, consciousness; with consciousness as
condition, mentality-materiality; with mentalitymateriality as condition, the
sixfold base; with the sixfold base as condition, contact; with contact as
condition, feeling; with feeling as condition, craving; with craving as
condition, clinging; with clinging as condition, [64] being; with being as
condition, birth; with birth as condition, ageing and death, sorrow, lamentation,
pain, grief, and despair come to be. Such is the origin of this whole mass of
suffering.
“‘But with the remainderless
fading away and cessation of ignorance comes cessation of formations; with the
cessation of formations, cessation of consciousness; with the cessation of
consciousness, cessation of mentality-materiality; with the cessation of
mentality-materiality, cessation of the sixfold base; with the cessation of the
sixfold base, cessation of contact; with the cessation of contact, cessation of
feeling; with the cessation of feeling, cessation of craving; with the
cessation of craving, cessation of clinging; with the cessation of clinging,
cessation of being; with the cessation of being, cessation of birth; with the
cessation of birth, ageing and death, sorrow, lamentation, pain, grief, and
despair cease. Such is the cessation of this whole mass of suffering.’ In this
way, Ananda, a bhikkhu can be called skilled in dependent origination.”
(THE POSSIBLE
AND THE IMPOSSIBLE)
12. “But, venerable sir, in what
way can a bhikkhu be called skilled in what is possible and what is
impossible?”
“Here, Ananda, a bhikkhu
understands: ‘It is impossible, it cannot happen that a person possessing right
view could treat any formation as permanent - there is no such possibility.’And he understands: ‘It is possible that an ordinary person might treat some
formation as permanent - there is such a possibility.’ He understands: ‘It is
impossible, it cannot happen that a person possessing right view could treat
any formation as pleasurable - there is no such possibility.’And he understands: ‘It is possible that an ordinary person might treat some
formation as pleasurable - there is such a possibility.’ He understands: ‘It is
impossible, it cannot happen that a person possessing right view could treat
anything as self -- there is no such possibility.’ And he understands: ‘It is
possible that an ordinary person might treat something as self - there is such
a possibility.’
13. “He understands: ‘It is
impossible, it cannot happen that a person possessing right view could deprive
his mother of life - there is no such possibility.’And he understands: ‘It is possible that an ordinary person might deprive his
mother of life - there is such a possibility.’ He understands: ‘It is
impossible, it cannot happen that [65] a person possessing right view could
deprive his father of life … could deprive an arahant of life - there is no
such possibility.’ And he understands: ‘It is possible that an ordinary person
might deprive his father of life … might deprive an arahant of life - there is
such a possibility.’ He understands:
‘It is impossible, it cannot
happen that a person possessing right view could, with a mind of hate, shed a
Tathagata’s blood - there is no such possibility.’ And he understands: ‘It is
possible that an ordinary person might, with a mind of hate, shed a Tathagata’s
blood - there is such a possibility.’ He understands: ‘It is impossible, it
cannot happen that a person possessing right view could cause a schism in the
Sangha … could acknowledge another teacher- there is no such possibility.’ And he understands: ‘It is possible that an
ordinary person might cause a schism in the Sangha … might acknowledge another
teacher - there is such a possibility.’
14. ‘He understands: ‘It is
impossible, it cannot happen that two Accomplished Ones, Fully Enlightened
Ones, could arise contemporaneously in one world-system - there is no such
possibility.’And he understands: ‘It is possible that one Accomplished One, a Fully
Enlightened One, might arise in one world-system - there is such a
possibility.’ He understands: ‘It is impossible, it cannot happen that two
Wheel-turning Monarchs could arise contemporaneously in one world-system … It
is possible that one Wheel-turning Monarch might arise in one worldsystem -
there is such a possibility.’
15. “He understands: ‘It is
impossible, it cannot happen that a woman could be an Accomplished One, a Fully
Enlightened One - there is no such possibility.’And he understands: ‘It is possible that a man might be an Accomplished One, a
Fully Enlightened One - there is such a possibility.’ He understands: ‘It is
impossible, it cannot happen that a woman could be a Wheel-turning Monarch …
that a woman. could occupy the position of Sakka [66] … that a woman could
occupy the position of Mara … that a woman could occupy the position of Brahma
- there is no such possibility.’ And he understands: ‘It is possible that a man
might be a Wheel-turning Monarch … that a man might occupy the position of
Sakka … that a man might occupy the position of Mara … that a man might occupy
the position of Brahma - there is such a possibility.’
16. “He understands: ‘It is
impossible, it cannot happen that an unwished for, undesired, disagreeable
result could be produced from good bodily conduct … from good verbal conduct …
from good mental conduct - there is no such possibility.’ And he understands:
‘It is possible that a wished for, desired, agreeable result might be produced
from good bodily conduct … from good verbal conduct.. . from good mental
conduct - there is such a possibility.’
17. “He understands: ‘It is
impossible, it cannot happen that a person engaging in bodily misconduct [67] …
engaging in verbal misconduct … engaging in mental misconduct could on that
account, for that reason, on the dissolution of the body, after death, reappear
in a happy destination, even in the heavenly world - there is no such
possibility.’And he understands: ‘It is possible that a person engaging in bodily misconduct
… engaging in verbal misconduct … engaging in mental misconduct might on that
account, for that reason, on the dissolution of the body, after death, reappear
in a state of deprivation, in an unhappy destination, in perdition, even in
hell - there is such a possibility.’
18. “He understands: ‘It is
impossible, it cannot happen that a person engaging in good bodily conduct …
engaging in good verbal conduct … engaging in good mental conduct could on that
account, for that reason, on the dissolution of the body, after death, reappear
in a state of deprivation, in an unhappy destination, in perdition, even in
hell - there is no such possibility.’ And he understands: ‘It is possible that
a person engaging in good bodily conduct … engaging in good verbal conduct … engaging
in good mental conduct might on that account, for that reason, on the
dissolution of the body, after death, reappear in a happy destination, even in
the heavenly world.’
“In this way, Ananda, a bhikkhu
can be called skilled in what is possible and what is impossible.”
(CONCLUSION)
19. When this was said, the
venerable Ananda said to the Blessed One: “It is wonderful, venerable sir, it
is marvellous! What is the name of this discourse on the Dhamma?”
“You may remember this discourse
on the Dhamma, Ananda, as ‘The Many Kinds of Elements’ and as ‘The Four Cycles’and as ‘The Mirror of the Dhamma’ and as ‘The Drum of the Deathless’ and as
‘The Supreme Victory in Battle.’“
That is what the Blessed One said.
The venerable Ananda was satisfied and delighted in the Blessed One’s words.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét