KHÔNG GIAN
NGOÀI SAO TRONG VẬY
ECKHART TOLLE
Nguồn : Thức tỉnh mục đích sống, Chương VII
Nguyên tác : A New Earth- Awakening to Your life ‘s Purpose
Dịch giả : Diện mục Nguyễn văn
Hạnh
Ở NGOÀI RA LÀM SAO THÌ Ở TRONG CŨNG NHƯ VẬY
Khi nhìn lên bầu trời
trong veo về đêm, ta dễ dàng nhận ra một chân lý hoàn toàn đơn giản và cực kỳ
sâu sắc. Bạn nhìn thấy gì? Bạn nhìn thấy mặt trăng, các vì sao, bạn nhìn thấy
dải ngân hà màu sáng bạc vắt ngang bầu trời, một ngôi sao chổi hay dãy thiên hà
Andromeda láng giềng của ta cách xa ta khoảng hai triệu năm ánh sáng. Và nói
một cách đơn giản hơn thì bạn nhìn thấy điều gì? Các vật thể bồng bềnh trong
không gian. Thế vũ trụ gồm những thứ gì? Vật thể và không gian.
Nếu bạn không cảm thấy lặng người
khi nhìn lên bầu trời quang đãng trong đêm thì bạn không thực sự đang nhìn,
không ý thức được tính toàn thể của nó. Có thể bạn chỉ nhìn vào các ngôi sao và
muốn đặt tên cho mỗi vì sao. Nếu bạn đã từng kinh ngạc đến lặng người khi nhìn
lên không gian, thậm chí là thấy có một nỗi kinh sợ sâu sắc như khi gặp phải
một điều gì huyền bí mà bạn không thể giải thích, điều này có nghĩa là trong
một thoáng, bạn đã thôi không còn muốn giải thích hay đặt tên cho mọi vật. Bạn
trở nên có ý thức đối với những vật thể trong không gian cũng như chiều sâu vô
cùng của không gian. Hẳn là khi đó bạn đã đủ tĩnh lặng ở bên trong để nhận thấy
vẻ bao la của vô vàn thế giới. Cảm giác kính sợ không chỉ là do có hàng tỉ thế
giới trên bầu trời mà còn đến từ chiều sâu ẩn chứa trong những thế giới này.
Bạn không thể nhìn thấy hết sự
tận cùng của không gian, không thể nghe, sờ mó hay ngửi thấy nó, thế làm sao
bạn biết rằng không gian hiện hữu? Câu hỏi có vẻ hợp lý này thật ra chứa đựng
một sai lầm căn bản. Bản chất của không gian là cõi không-có-một-cái-gì ở đó
cả, nên nó không “hiện hữu” theo ý nghĩa thông thường của danh từ này. Vì chỉ
có vật thể – tức là hình tướng – mới hiện hữu. Thậm chí gọi nó là
không gian cũng là sai vì khi ta
đặt tên cho nó thì ta vô tình biến nó thành một vật thể, tức là hàm ý rằng vật
đó có sự hiện hữu. Ta có thể nói như thế này: Ở trong bạn có một cái gì đó
tương tự như không gian, điều đó giải thích tại sao bạn có thể nhận biết được
không gian. Nhận biết được không gian ư? Điều này cũng không hoàn toàn đúng vì
làm thế nào mà bạn có thể nhận biết được không gian nếu ở đó không có một cái
gì để ta có thể nhận biết.
Câu trả lời vừa sâu sắc vừa thâm
thúy là khi bạn nhận biết được không gian, thực ra bạn không hề nhận biết được
cái gì cả, ngoại trừ nhận ra khả năng nhận biết ở trong chính bạn – khoảng
không gian bên trong của nhận thức. Nhờ bạn mà vũ trụ ý thức được chính nó!
Khi
mắt bạn không nhìn thấy gì cả, thì cõi không-có-một-thứ-gì-trong-đó-cả được bạn
cảm nhận như là không gian. Khi tai bạn không nghe được gì cả, thì cõi
không-có-cái-gì-để-nghe-cả được bạn cảm nhận như là sự tĩnh lặng. Khi giác quan, vốn được tạo ra để cảm nhận về những hình tướng khác nhau, gặp
phải sự vắng mặt của hình tướng thì nhận thức của ta sẽ không còn bị che mờ bởi
hình tướng nữa. Khi bạn nhìn ngắm chiều sâu vô lường của không gian và lắng
nghe sự tĩnh lặng của buổi sáng tinh mơ, thì trong bạn có một cái gì đó vang
dội lại như thể nó vừa nhận ra nhau. Lúc đó bạn cảm nhận được chiều sâu vô cùng
của không gian chính là chiều sâu vô cùng của chính mình, và bạn biết rằng cái
tĩnh lặng không hình tướng – cũng chính là bản chất chân thực của bạn – quý báu
và sâu sắc hơn bất cứ điều gì trong đời bạn.
Kinh Áo Nghĩa Thư (Upanishads)
của Ấn Độ cũng đề cập đến chân lý này khi nói:
“Những gì mắt không thấy được
nhưng mắt lại nhờ đó mà thấy: chỉ cần nắm được điều này tức là đã nắm được tinh
túy của Đạo rồi, chứ không phải là những thứ phù du mà người đời thường hay
sùng bái.
Những gì tai không thể nghe được
nhưng lại nhờ đó mà nghe: chỉ cần nắm được điều này tức là đã nắm được tinh túy
của Đạo rồi, chứ không phải là những thứ phù du mà người đời thường hay sùng
bái.
Những gì mà trí óc không thể suy
lường nhưng nhờ nó mà trí năng có thể hiểu được: chỉ cần nắm được điều này tức
là đã nắm được tinh túy của Đạo rồi, chứ không phải là những thứ phù du mà
người đời thường hay sùng bái”.
Thượng Đế, theo kinh này, là thứ
nhận thức vô hình tướng và cũng là bản thể của bạn. Mọi thứ khác đều là hình
tướng tức là “những thứ phù du mà người đời thường hay sùng bái”.
Cái thực tại hai tầng của vũ trụ:
tức là hình tướng và vô Tướng – tức là Có và Không – cũng là thực tại của bạn.
Một đời sống quân bình, lành mạnh của một con người là một điệu múa giữa hai
chiều làm nên thực tại của đời sống: thế giới hình tướng và thế giới của Vô
Tướng. Hầu hết chúng ta đều tự đồng nhất mình với hình tướng, với những cảm
xúc, ý nghĩ đến nỗi nửa thiết yếu bên kia – chính là Vô Tướng – biến mất khỏi
cuộc đời chúng ta. Thói quen tự đồng hóa mình với hình tướng trói chặt chúng ta
vào bản ngã.
Nói chung những gì mà bạn có thể
nghe, nhìn, cảm nhận, sờ mó, hay nghĩ về nó chỉ là một nửa của thực tại. Tất cả
những thứ đó ta gọi là hình tướng, còn Chúa Jesus thì gọi đó là “thế giới”; còn
nửa Vô Tướng ở bên kia thì ngài gọi đó là “cõi trời” hay “sự sống bất diệt”.
Không gian làm cho mọi vật hiện
hữu, và tương tự như thế, khi không có sự tĩnh lặng thì cũng không thể có âm
thanh; bạn không thể hiện hữu mà không có chiều không gian của Vô Tướng, tức là
bản chất chân thật của bạn. Ta có thể gọi đó là “Thượng Đế”, nếu từ này không
được dùng một cách sai lạc như trước đây. Tôi thích gọi nó là “an nhiên tự tại”
hơn. An nhiên tự tại có ở đó trước khi ta có Hiện Hữu – thế giới của hình
tướng. Hiện Hữu là hình tướng, là những gì đang xảy ra. Hiện Hữu là bề mặt của
sự sống. Còn an nhiên tự tại là vô hình, là hậu cảnh, nếu ta có thể nói như
vậy.
Cơn bệnh tập thể của loài người
là quá mê đắm với sự vật, với những hiện tượng trong đời sống, vì thế mà bị
thôi miên bởi thế giới của hình tướng, bị cuốn hút bởi hình tướng. Họ quên đi
phần bản chất, nằm ngoài hình thức, nằm ngoài hình tướng.
Thời gian làm tiêu phí đời họ đến
độ họ quên mất tính chất vĩnh hằngnằm ngoài ý nghĩ, là nguồn gốc của họ, ngôi
nhà của họ, nơi chốn trở về của họ. Sự vĩnh hằng là một thực tại sống động, bản
chất chân chính của chúng ta.
Khi đến thăm Trung Quốc vài năm
trước đây, tôi tình cờ nhìn thấy một cái am trên đỉnh núi gần Tây An. Trên đam
có đắp chữ nổi bằng vàng. Tôi hỏi một người Trung quốc và biết được những chữ
đó có nghĩa là “Phật”. Tôi hỏi tiếp là tại sao có đến hai chữ thay vì một chữ?
Ông nói “Một chữ có nghĩa là ngã, còn chữ kia nghĩa là không – tức là không có
ngã, tức là Vô Ngã. Cả hai chữ thì có nghĩa là Phật”. Tôi lặng người đứng im.
Hai chữ Vô Ngã đã bao hàm toàn bộ những lời dạy bảo của Đức Phật, và đối với
những ai có thể nhìn ra, hai chữ này cũng bao hàm cả ý nghĩa bí mật của đời
sống. Đây là hai chiều tạo ra thực tại: cõi Có và cõi Không; hình tướng và phủ
nhận hình tướng, tức là chỉ rõ rằng hình tướng không phải bản chất chân chính
của bạn.
SPACE
AS WITHOUT, SO WITHIN
Eckhart Tolle
The awakening to your life’s purpose (Chapter VII)
When you look up at the clear sky at
night, you may easily realize a truth at once utterly simple and extraodinarily
profound. What is that you see? The moon, planets, stars, the luminous band of
the Milky Way, perhaps a comet or even the neighboring Andromeda Galaxy two
millions light years away. Yes, but you simplify even more, what do you see?
Objects floating in space. So what does the universe consist of? Objects and
space.
If you don’t become speechless when
looking out into space on a clear night, you are not really looking, no aware
of the totality of what is there. You are probably looking at the objects and
perhaps seeking to name them. If you have ever experienced a sense of awe when
looking into space, perhaps even felt a deep reverence in the face of this
incomprehensible mystery, it means you must have relinquished in a moment your
desire to explain and label and have become aware not only the objects in space
but of the infinite depth of space itself. You must have become still enough
inside to notice the vastness in which these countless worlds exist. The feeling
of awe is not derived from the fact that there are billions of worlds out
there, but the depth that contains them all.
You cannot see space, of course, nor can
you hear, touch, taste, or smell it, so how do you even know it exists? This
logica-sounding question already contains a fundamental error. The essence of
space is no-thingness, so it doesn’t exist in the normal sense of the word.
Only things – forms – exist. Even calling it space can be misleading because by
naming it, you make it into object.
Let us put this like this: There is
something within you that has an affinity with space, that is why you can be
aware of it. Aware of it? That’s not tatally true either because how can you be
aware of space if there is nothing there to be aware of?
The answer is both simple and profound.
When you are aware of space, you are not aware of anything, except awareness
itself – the inner space of consciousness. Through you, the universe is
becoming aware of itself !
When the eye finds nothing to see, that
no-thingness is perceived as space. When the ear finds nothing to hear,
that no-thingness is perceived as
stillness. When the senses, which are designed to perceived form, meet an
absence of form, the formless consciousness that lies behind perception and
makes all perception, all experience, possible, is not longer obscured by form.
When you contemplate the unfathomable depth of space or listen to the silence
in the early hours just before sunrise, something within you resonates with it
as if in recognition. You then sense the vast depth of space as your own depth,
and you know that precious stillness that has no form to be more deeply who you
are than any of the things that make up the content of your life.
The Upanishads, the ancient scriptures of
India, point to the same truth with these words:
What cannot be seen with the eyes, but that whereby
the eye can see: know that alone to be Brahman the Spirit and not what people
here adore. What cannot be heard with the ear but that whereby the ear can
hear, know that alone to be Brahman the Spirit and not what people here adore .
. . What cannot be thought with the mind but that whereby the mind can think,
know that alone to be Brahman the Spirit and not what people here adore.
God, the scripture is saying, is formless
consciousness and the essence of who you are. Everything else is form, is ‘what
people here adore’.
The twofold reality of the universe, which
consists of things and space – thingness and no-thingness – is your own. A
sane, balanced, and fruitful human life is a dance between the two dimensions
that make up reality: form and space. Most people are so identified with the
dimension of form, with sense perception, thoughts, and emotion, that the vital
hidden half is missing from their lives. Their identification with form keeps
them trapped in ego.
What you see, hear, touch, or think about
is only one half of reality, so to speak. It is form. In the teaching of Jesus,
it is simply called ‘the world,’ and the
other dimension is ‘the kingdom of heaven or eternal life.’
Just as space enables all things to exist
and just as without silence there could be no sound, you would not exist
without the vital formless dimension that is essence of who you are. We could
say ‘God’ if the word had not been so misused. I prefer to call it Being. Being
is prior to existence. Existence is form, content, ‘what happens.’ Existence is
the foreground of life. Being is the background, as it were.
The collective disease of humanity is that
people are so engrossed in what happens, so hypnotized by the world of
fluctuating forms, so absorbed in the content of their lives, they have
forgotten the essence, that which is beyond content, beyond form, beyond
thought. They are so consumed by time that they have forgotten eternity, which
is their origin, their home, their destiny. Eternity is the living reality of
who you are.
Some years ago when visitingChina, I came
upon a stupa on a mountaintop near Guilin. It had writing embossed in gold on
it, and it asked my Chinese host what is meant. ‘It means Buddha’ he said. ‘Why
are ther two characters rather than one?’ I asked. ‘One,’ he explained,
‘means’man’. The other means ‘no’. And the two together means ‘Buddha’. I stood
there in awe. The character of Buddha already contained the whole teaching of
the Buddha, and for those who have eyes to see, the secret of life. Here are
the two dimensions that make up reality, thingness and no-thingness, form and
the denial of form, which is the recognition that form is not who you are.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét