GHI NHẬN KHÔNG GIAN
Ajahn Sumedho
Nguồn :The Mind and the Way
Tâm và Đạo (Chương 11)
Dịch giả : Susanta Nguyễn
Trong khi hành thiền, chúng ta tỉnh thức và chú tâm; chúng ta lắng nghe và sống với giây phút hiện tại như nó đang xảy ra, và chỉ lắng nghe thôi. Những gì chúng ta làm trong khi hành thiền là chánh niệm và tỉnh giác về những gì đang xảy diễn, ghi nhận không gian và các sắc pháp nằm trong không gian đó, nói khác đi, chúng ta ghi nhận cả hai -- thế giới không điều kiện hay pháp vô vi và thế giới điều kiện hay pháp hữu vi.
Như có đề cập trong phần đầu của tập sách nầy, chúng
ta có thể ghi nhận không gian trong một căn phòng. Có lẽ phần lớn người đời
không để ý đến không gian; họ thường chỉ ghi nhận những sự vật có mặt và được
bày biện trong căn phòng chẳng hạn như những con người, các vách tường, sàn
nhà, bàn ghế. Nhưng để ghi nhận được không gian trong căn phòng, chúng ta phải
làm gì? Chúng ta phải thôi không chú ý đến các đồ vật có mặt trong phòng, và để
tâm chú ý đến không gian trong phòng.
Điều nầy không có
nghĩa là chúng ta quăng bỏ hết đồ đạc trong phòng ra ngoài, hay không cho bày
biện các đồ đạc trong phòng. Nó chỉ có nghĩa là chúng ta thôi không tập trung
chú ý đến các đồ vật nữa, không dán mắt vào hết cái nầy đến cái khác mà thôi.
Không gian trong phòng
rất là bình an và tĩnh lặng. Những đồ đạc trong phòng có thể kích thích chúng
ta, làm chúng ta ham thích, chán ghét, hoặc bị lôi cuốn quyến rũ, nhưng không
gian thì không như thế. Mặc dù không gian không thu hút sự chú ý của chúng ta
như các đồ đạc trong phòng, nhưng chúng ta vẫn có thể ý thức và tỉnh giác trọn
vẹn về sự hiện diện của nó, và chúng ta chỉ có thể ý thức về nó khi không còn
bị thu hút bởi các đồ vật bày biện trong phòng.
Khi quán tưởng về
không gian trong căn phòng, chúng ta sẽ cảm thấy bình yên và lắng dịu vì tất cả
không gian đều giống nhau; không có sự khác biệt giữa không gian chung quanh
bạn và không gian chung quanh tôi. Nó không phải là của riêng tôi; Tôi không
thể tuyên bố, "Không gian nầy là thuộc về tôi" hay "Không gian
kia là thuộc về bạn."
Không gian luôn luôn
có mặt ở đây. Nó tạo điều kiện cho chúng ta được gần nhau, tụ họp lại nhau
trong căn phòng, trong phần không gian bị giới hạn bởi bốn bức tường nầy. Không
gian cũng có mặt ở ngoài căn phòng; nó bao trùm toàn thể căn nhà, và cả vũ trụ
nầy. Do đó, không gian không hề bị các sự vật ràng buộc và giới hạn; nó không
bị giới hạn bởi bất cứ cái gì. Trong một góc độ nào đó, chúng ta có thể xem căn
phòng nầy là cái chứa đựng không gian, nhưng thật ra, không gì có thể chứa đựng
được không gian cả, không gian là bao la và vô tận.
TÂM VÔ BIÊN
Khi chúng ta ghi nhận được không gian bao phủ chung
quanh con người và các đồ vật trong phòng, cái nhìn của chúng ta về cuộc đời
nầy sẽ đổi khác và mở rộng cái nhìn về
không gian vô biên nầy là một cách tu tập để mở rộng tâm thức của chúng ta.
Khi tâm trở thành vô biên, nó sẽ có khả năng chứa đựng được tất cả sự vật. Khi
tâm thu hẹp, sức chứa của nó cũng bị thu hẹp lại. Lúc đó, nó phải tìm cách dàn
xếp, toan tính và kiểm soát mọi sự vật và đẩy ra ngoài những gì không cần
thiết.
Với một cái nhìn chật hẹp, cuộc đời của chúng ta sẽ bị đè nén, dồn ép và
giới hạn; nó sẽ trở thành một cuộc đấu tranh và vật lộn không ngừng. Nó sẽ luôn
luôn bị căng thẳng vì chúng ta phải luôn luôn tiêu phí rất nhiều năng lực để tổ
chức và dàn xếp mọi việc theo một trật tự nào đó. Nếu bạn có một cái nhìn hạn
hẹp về cuộc đời, bạn sẽ tìm cách làm cho cuộc đời đầy hỗn loạn nầy thành trật
tự và ngăn nắp, và vì thế, đầu óc của bạn sẽ luôn bận bịu, lo toan, tìm cách
nắm giữ những gì bạn yêu thích và chối bỏ những gì bạn chống ghét. Đây chính là
sự đau khổ (dukkha) xuất phát từ tâm si mê. Nó bắt nguồn từ sự kiện là
chúng ta không thể hiểu được bản chất tự nhiên của các pháp thế gian.
Trong khi đó, tâm vô
biên chứa đựng tất cả. Nó giống như không gian trong căn phòng, cho dù chúng ta
đem chất vào hoặc vứt bỏ đi các đồ vật trong phòng, nó vẫn cứ như thế và không
bao giờ bị hư hại. Thông thường chúng ta nói "có không gian trong căn
phòng nầy", nhưng thật ra, chúng ta phải nói là căn phòng nầy đang nằm
trong không gian hay cả tòa nhà nầy nằm trong không gian mới đúng. Khi tòa nhà
sụp đổ và biến mất đi, không gian vẫn ở đó. Không gian bao bọc chung quanh tòa
nhà, và ngay bây giờ, chúng ta đang dùng căn phòng nầy để chứa đựng không gian
trong đó. Với cái nhìn nầy, chúng ta sẽ có một cái nhìn mới về cuộc đời. Chúng
ta sẽ thấy là có những bức tường tạo nên hình thể của căn phòng, và có không
gian. Theo một cách nhìn nào đó thì những bức tường giới hạn phần không gian
trong căn phòng. Nhưng nhìn theo một cách khác thì chúng ta sẽ thấy không gian
quả là vô tận.
Không gian là cái gì
mà bạn thường không để ý đến vì nó không thu hút sự chú ý của bạn. Nó không
phải là một bông hoa tuyệt đẹp hay một tai họa khủng khiếp; nó cũng không phải
là cái gì thật đẹp hay thật xấu xa để có thể thu hút sự chú ý của bạn. Bạn có
thể bị chìm đắm trong một giây phút nào đó bởi một cái gì đó đầy sôi nổi kích
động hay khủng khiếp đáng sợ; nhưng bạn đâu có bao giờ bị không gian làm say
đắm hoặc mê lầm phải không các bạn? Để ghi nhận được khoảng không gian, tâm bạn
phải lắng xuống; bạn phải quán tưởng về nó. Lý do là vì không gian không có
những tính chất cực đoan thái quá; nó chỉ mênh mông, bao la và trùm phủ lên tất
cả mà thôi. Những bông hoa có thể rất đẹp, với những màu đỏ rực rỡ, vàng cam và
tím thẫm, với những hình thể đẹp mắt làm cho chúng ta mê đắm. Những cặn bả và
rác rến hôi thối thì thật xấu xí và làm chúng ta ghê tởm. Ngược lại, không gian
không đẹp, và nó cũng không làm chúng ta ghê tởm xa lánh. Nó là cái gì đó rất
khó ghi nhận, nhưng nếu không có không gian, sẽ không có bất cứ cái gì khác.
Chúng ta sẽ không thể thấy được cái gì hết.
Nếu chúng ta chất đầy
ấp đồ vật, hay dùng xi măng để trám đầy căn phòng nầy, thì căn phòng sẽ mất đi
không gian. Và rồi, dĩ nhiên, chúng ta sẽ không còn bình hoa đẹp hay bất cứ vật
gì khác để ngắm, cả gian phòng sẽ trở thành một khối đồ vật hoặc một khối xi
măng lớn và cứng nhắc. Nó sẽ trở nên vô dụng phải không các bạn? Chính vì thế chúng
ta cần cả hai, chúng ta vừa cần đồ vật, vừa cần không gian trong phòng; chúng
ta cần nhận rõ giá trị của cả hai: các sắc pháp và không gian chứa đựng các sắc
pháp. Cả hai cũng giống như một cặp vợ chồng xứng đôi vừa lứa, một cuộc hôn
nhân hoàn hảo, một sự hòa hợp hoàn thiện. Chúng ta phát triển trí tuệ bằng cách
quán tưởng cả hai: các sắc pháp và không gian chứa đựng các sắc pháp ấy.
ÂM THANH CỦA SỰ YÊN LẶNG
Chúng ta có thể áp dụng cái nhìn mở rộng về các sắc pháp và không gian chứa
đựng các sắc pháp nầy vào việc quán tâm và lấy khoảng không gian trong tâm làm
đối tượng quán sát. Khi nhìn vào trong tâm, chúng ta sẽ thấy có những tư tưởng
và tình cảm -- đây là những điều kiện của tâm thức hay những tâm sở - chúng
sinh rồi diệt. Thông thường, chúng ta bị lóa mắt, giật mình, phản kháng lại,
hay bị mắc kẹt trong những tư tưởng và tình cảm nầy. Chúng ta đi lang thang từ
tư tưởng nầy đến tư tưởng khác, chúng ta phản ứng lại, tìm cách kiểm soát, toan
tính dàn xếp, hay tìm cách chối bỏ chúng. Và vì thế chúng ta không thể nhìn rõ cuộc
đời. Chúng ta hoặc cứ lo nghĩ tìm cách đè nén, ức chế hoặc dễ duôi chạy theo
những trạng thái tâm; chúng ta bị mắc kẹt giữa hai thái cực nầy.
Trong khi hành thiền,
chúng ta sẽ có dịp quán tâm. Sự yên lặng của tâm giống như không gian trong căn
phòng vậy. Nó luôn luôn có mặt ở đó, nhưng rất vi tế - nó không nổi bật để
chúng ta có thể thấy dễ dàng. Nó không có những tính chất cực đoan để kích
thích và thu hút sự chú ý của chúng ta, vì thế chúng ta phải rất tỉnh giác và
chú tâm để ghi nhận nó. Một cách để chú ý đến sự yên lặng của tâm là ghi nhận
âm thanh của sự yên lặng.
Chúng ta có thể khéo
léo sử dụng âm thanh của sự yên lặng (chúng ta có thể gọi âm thanh đặc biệt nầy
là âm thanh nguyên sơ hay âm thanh nguyên thủy của con người, âm thanh của tâm,
hay là cái gì đó cũng được) bằng cách gọi nó lên và chú ý đến đó. Đó là âm
thanh có âm độ rất cao và rất khó mô tả. Ngay cả nếu bạn bịt kín lỗ tai lại,
hay lặn xuống nước, bạn vẫn nghe âm thanh ấy. Nó là âm thanh nền tảng của tâm.
Nó không tùy thuộc vào nhĩ căn của chúng ta. Chúng ta biết nó độc lập và không
tùy thuộc vào chúng ta vì vẫn nghe thấy được độ cao và sự rung động của nó ngay
cả khi nhĩ căn của chúng ta bị đóng kín lại.
Bằng cách chú tâm vào
âm thanh của sự yên lặng trong tâm trong một thời gian nào đó, bạn sẽ bắt đầu
biết được nó. Bạn sẽ dần dần làm quen với cách thấy và biết mới trong đó bạn có
thể quán sát. Đó không phải là một trạng thái tập trung tâm ý có năng lực chiếm
lãnh, chế ngự, và hoàn toàn cuốn hút bạn; nó không phải là một loại tập trung
tâm ý mang tính chất ức chế và đè nén. Lúc đó, thay vì bị cuốn hút vào trong
một đối tượng, tâm của bạn sẽ vẫn tập trung nhưng là một loại tập trung mang
tính chất quân bình, xả bỏ, rộng mở và trùm phủ. Bạn có thể dùng sự tập trung
tâm ý quân bình và cởi mở nầy để nhìn các pháp thế gian và buông bỏ tất cả.
Bây giờ, tôi thật tình
mong các bạn hãy xem xét và áp dụng phương pháp thấy và biết mới nầy để có thể
thật sự biết thế nào là buông bỏ, thay vì chỉ mong cầu là mình phải buông bỏ
nhưng không biết phải buông bỏ như thế nào. Sau khi học Phật pháp, bạn biết rõ
là mình phải buông bỏ nhưng vẫn không biết làm sao để buông bỏ một cách dễ
dàng. Bạn có thể nghĩ, "Ôi thôi, tôi không thể buông bỏ được!" Với
cách suy nghĩ và phán xét nầy, bạn chỉ củng cố thêm cái ngã của bạn: "Chỉ
có các bạn khác mới biết buông bỏ, còn tôi thì không thể làm như vậy. Tôi phải
buông bỏ vì Sư Sumedho nói là mọi người phải buông bỏ." Cách suy nghĩ trên
vẫn thể hiện cái nhìn dựa trên "tự ngã" phải không các bạn? Và nó chỉ
là một tư tưởng, một điều kiện của tâm thức, một trạng thái tâm có mặt tạm thời
trong không gian bao la vô tận của tâm thức.
KHÔNG GIAN CHUNG QUANH
NHỮNG TƯ TƯỞNG
Hãy lấy
một câu nói đơn giản, "Tôi là," rồi bắt đầu ghi nhận, quán sát, và
suy tưởng trên vùng không gian nằm chung quanh hai chữ "tôi là" nầy.
Thay vì đi tìm một cái gì khác, bạn hãy duy trì sự chú ý trên vùng không gian bao
chung quanh hai chữ nầy. Bạn hãy nhìn tiến trình tư duy, thật sự xem
xét và tìm hiểu quá trình ấy. Bây giờ, bạn sẽ thấy là bạn không thể thấy được
con người đang suy nghĩ ở trong bạn, vì ngay giây phút mà bạn ghi nhận là bạn
đang suy nghĩ, tiến trình suy nghĩ chấm dứt và biến mất ngay. Bạn có thể tiếp
tục lo nghĩ, "Tôi không biết là điều này sẽ xảy ra hay không. Nếu điều nầy
xảy ra thì sự việc sẽ như thế nào? Ồ, tôi lại đang suy nghĩ rồi." và khi
bạn biết là bạn đang suy nghĩ, tiến trình suy nghĩ lại chấm dứt.
Để xem xét tiến trình tư tưởng, bạn hãy chú tâm suy
nghĩ về một điều gì đó: thí dụ bạn có thể suy nghĩ về một ý niệm rất bình
thường như "Tôi là một con người," rồi chỉ nhìn và quan sát nó. Nếu
bạn quán sát phần đầu của tư tưởng nầy, bạn có thể thấy một khoảng không gian
ngay trước lúc bạn nói "Tôi," Sau đó, nếu bạn tiếp tục suy nghĩ trong
đầu là "Tôi -- là -- một -- con -- người," bạn sẽ thấy có những
khoảng không gian trống ở giữa những chữ nầy. Ở đây, chúng ta chỉ quán sát tư
tưởng chứ không đánh giá xem tư tưởng đó là thông minh hay ngu si đần độn. Trái
lại, chúng ta cố ý suy nghĩ để ghi nhận khoảng không gian nằm giữa mỗi tư
tưởng. Với phương pháp nầy, chúng ta sẽ thấy được bản chất vô thường của tiến
trình tư tưởng.
Đây chỉ là một cách nhìn và xem xét để chúng ta có thể
ghi nhận được khoảng trống khi không có sự suy nghĩ xảy diễn ra trong tâm. Hãy
cố gắng trụ tâm trên không gian của tâm khi không có tư tưởng nào đang xảy
diễn; hãy cố gắng trụ tâm trên phần không gian có trước và sau khi một tư tưởng
xuất hiện rồi chấm dứt. Bạn có thể trụ tâm như thế trong bao lâu? Hãy suy nghĩ,
"Tôi là một con người," và ngay lúc trước khi bạn bắt đầu suy nghĩ
câu nói trên, hãy trụ tâm trên khoảng không gian trước khi bạn nói lên câu nói
nầy. Đó chính là chánh niệm, phải không các bạn?
Tâm của bạn đang rỗng
rang, nhưng lúc đó cũng đã có tác ý muốn nghĩ về một điều gì đó đặc biệt. Sau
đó, bạn hãy suy nghĩ về điều đó, và khi tiến trình suy nghĩ về tư tưởng nầy
chấm dứt, bạn hãy cố gắng trụ tâm lại hay chánh niệm về khoảng không gian xuất
hiện ngay sau khi tiến trình tư tưởng trên chấm dứt. Tâm bạn có trống vắng và
rỗng rang không?
Phần lớn những đau khổ
của chúng ta đều xuất phát từ thói quen suy nghĩ của chính chúng ta. Chúng ta
không thể nào triệt tiêu tiến trình suy nghĩ bằng cách đè nén nó. Vì là con
người, chúng ta sẽ luôn tiếp tục suy nghĩ và suy nghĩ. Vì thế, điều quan trọng
không phải là tìm cách triệt tiêu tư tưởng, mà là thấy và biết được tiến trình
tư tưởng. Và chúng ta thấy và biết được tiến trình tư tưởng bằng cách tập trung
quán niệm trên khoảng không gian của tâm, thay vì chỉ trụ tâm hay chú ý vào
những luồng tư tưởng trong tâm.
Tâm chúng ta thường bị
lôi cuốn bởi những tư tưởng hấp dẫn hay phản ứng chống lại những tư tưởng xấu
xa, nhưng khoảng không gian nằm chung quanh những tư tưởng nầy tự nó không lôi
cuốn hấp dẫn hay làm chúng ta chán ghét. Không có sự khác biệt giữa khoảng
không gian chung quanh một tư tưởng đầy hấp dẫn và khoảng không gian chung
quanh một tư tưởng đầy chán ghét phải không các bạn? Qua việc tập trung quán niệm
trên khoảng không gian nằm giữa những luồng tư tưởng, chúng ta sẽ không còn bị
say khiến bởi những tình cảm yêu ghét về các tư tưởng. Vì thế, khi bạn thấy có
những mặc cảm tội lỗi, những tình cảm than vãn và tự thương xót, hay lòng tham
ái xuất hiện trong tâm, bạn hãy làm theo cách nầy -- cứ chú tâm suy nghĩ về nó,
để cho nó thật sự hiện lên trong tâm một cách có ý thức, rồi ghi nhận phần
không gian bao bọc chung quanh nó.
Làm như thế cũng giống
như nhìn không gian trong căn phòng: bạn không cố ý đi tìm không gian để quán
sát, phải không các bạn? Bạn chỉ đơn giản mở rộng tâm và đón nhận không gian vì nó luôn luôn ở
bên cạnh bạn. Nó không phải là cái mà bạn phải đi tìm trong cái tủ đựng bát đĩa
hay trong căn phòng kế bên, hay ở dưới sàn nhà -- nó ở ngay tại đây và ngay bây
giờ. Vì thế bạn đang mở rộng tâm để đón nhận sự hiện diện của nó; bạn bắt đầu
ghi nhận là nó đang có mặt tại đây.
Nếu bạn vẫn cứ chú tâm
đến những cái màn, những cánh cửa sổ, hay những con người trong phòng, bạn sẽ
không ghi nhận được không gian. Nhưng bạn cũng không cần phải vứt tất cả những
đồ đạc nầy để ghi nhận không gian. Thay vào đó, bạn chỉ cần mở rộng tâm và đón
nhận không gian; và ghi nhận nó. Thay vì chỉ biết tập trung trên một đối tượng,
bạn hãy hoàn toàn mở rộng tâm thức. Bạn không lựa chọn một đối tượng bị điều
kiện hay một pháp hữu vi nào để quán chiếu. Trái lại, bạn chỉ cần ý thức hay
tỉnh giác về không gian trong đó các pháp hữu vi đang tồn tại và vận hành.
CÁI THẤY VÀ BIẾT CỦA
TÂM PHẬT
Bạn có thể áp dụng cái
nhìn rộng mở và trùm phủ nầy vào thế giới nội tâm của mình. Khi nhắm mắt lại,
bạn có thể lắng nghe những tiếng nói vọng lên từ trong tâm. Chúng nói,
"Tôi là thế nầy…Tôi không nên như thế kia." Bạn có thể dùng những
tiếng nói nầy để nhận ra khoảng không gian giữa những tư tưởng. Thay vì than
phiền và làm trầm trọng hơn về những nỗi ám ảnh và sợ hãi đang diễn ra trong
tâm, bạn có thể mở rộng tâm để thấy những ám ảnh và lo sợ nầy chỉ là những điều
kiện đến rồi đi trong khoảng không vô biên của tâm thức. Bằng cách nầy, thậm
chí một tư tưởng xấu ác cũng có thể giúp bạn thấy được sự trống rỗng của các
pháp.
Thấy và biết bằng cách nầy là phương pháp rất thiện
xảo và khéo léo vì nó giúp bạn chấm dứt được trận chiến tâm linh trong đó bạn
đang tìm cách quét sạch đi những tư tưởng bất thiện của mình. Hãy để cho ác ma
làm xong nhiệm vụ của nó, hay nói khác đi, hãy để cho những ô nhiễm ngủ ngầm
trong tâm xuất hiện và ra đi, vì bây giờ bạn đã biết ác ma hay các phiền não
đều là vô thường. Chúng xuất hiện và sẽ ra đi nên bạn không cần phải tiêu diệt
nó. Ác ma hay thiên thần -- tất cả đều giống nhau. Trước kia, khi một tư tưởng
xấu ác hiện ra, bạn liền than vãn: "Trời ơi, ác ma lại theo đuổi tôi. Tôi
phải tìm cách tiêu diệt nó!" Giờ đây, cho dù bạn đang xua đuổi ác ma hay
chào đón thiên thần, tất cả đều là dukkha hay đau khổ. Nếu bạn có thái
độ "mát mẻ và bình thản" của tâm Phật -- tâm thấy biết các sự vật như
nó đang xảy diễn -- thì tất cả sự vật sẽ biến thành Dhamma hay Pháp. Mọi
vật trở thành sự thật như nó đang là. Bạn thấy và biết tất cả trạng thái tâm
đến rồi đi, cái xấu đi bên cạnh cái tốt, cái thiện xảo đi bên cạnh cái thô
thiển và phàm phu.
Đây là điều mà chúng
ta gọi là quán tưởng hay quán sát -- ghi nhận mọi việc như nó đang xảy diễn.
Thay vì cho là nó nên như thế nầy hay thế khác, bạn chỉ thuần quán sát và ghi
nhận. Mục đích của tôi không phải là giải thích cho bạn thấy sự vật như thế
nào, nhưng là khuyến khích bạn ghi nhận sự vật cho chính bạn. Xin bạn đừng nói
với mọi người là, "Sư Sumedho nói mọi vật đang diễn biến như thế đó."
Tôi không muốn thuyết phục bạn phải chấp nhận một quan điểm hay một cái nhìn
nào đó về cuộc đời; Tôi chỉ cố gắng trình bày cho bạn một cách nhìn để bạn thử
nghiệm, đó là cách quán tưởng trên chính kinh nghiệm sống của bạn, cách thấy và
biết được nội tâm của chính bạn.
*
* Câu hỏi: Có
người nói về Jhanas hay các tầng thiền chỉ trong pháp thiền của đạo Phật. Xin
sư giải thích về các tầng thiền đó, chúng là gì và liên hệ với chánh niệm, trí
tuệ, và quán tưởng như thế nào?
Trả lời: Jhanas
hay các tầng thiền chỉ là để giúp bạn phát triển tâm. Mỗi Jhana là mỗi
tầng thiền trong đó ý thức của bạn được tinh luyện và trở nên vi tế hơn. Và như
là một tổng thể, các Jhanas giúp bạn tập trung tâm ý trên những đối
tượng ngày càng vi tế hơn. Không phải bằng ý chí mà bằng công phu chánh niệm và
quán tưởng, bạn sẽ ý thức sâu sắc về bản chất và kết quả của những việc bạn
đang làm. Khi hành thiền chỉ, từ tầng thiền nầy đến tầng thiền khác, bạn sẽ
phát triển khả năng tập trung chú ý trên những đối tượng ngày càng vi tế hơn.
Hành thiền chỉ sẽ giúp bạn phát triển khả năng tập trung tâm ý và đạt được
những trạng thái hỷ lạc do những tầng ý thức được tinh luyện vi tế mang lại.
Đức Phật khuyên chúng
ta chỉ nên xem Jhanas hay thiền chỉ là phương tiện thiện xảo, chứ không
phải là cứu cánh tự nó. Nếu bạn xem nó như cứu cánh, bạn sẽ dính mắc vào những
tầng ý thức vi tế và từ đó, bạn sẽ đau khổ, vì đa phần đời sống con người là
không vi tế và rất thô thiển.
Khác với Jhanas,
thiền Minh Sát hay Vipassana tập trung thấy và biết sự vật như chính nó,
thấy và biết tính chất vô thường của các pháp hữu vi, và những khổ đau đến từ
sự dính mắc. Thiền Minh Sát dạy chúng ta đi ra khỏi khổ đau không phải bằng con
đường tinh luyện tâm ý hoặc làm cho tâm ý ngày càng vi tế hơn, mà trái lại bằng
con đường buông xả tất cả -- buông xả ngay cả ước mong được nhập vào bất cứ
tầng thiền nào.
* Câu hỏi: Như
vậy có phải trí tuệ là quán trên cái tâm chấp thủ của con người không?
Trả lời: Vâng,
trí tuệ luôn ghi nhận hậu quả của sự chấp thủ và phát triển Chánh Tư Duy. Thí
dụ như quán tưởng về Tứ diệu đế sẽ giúp chúng ta có sự hiểu biết đúng đắn hay
chánh tư duy, để trí tuệ thâm nhập và xuyên thấu những quan điểm dựa trên tự
ngã và tâm kiêu mạn. Khi có chánh tư duy, chúng ta sẽ không hành thiền Jhanas
với tâm tham ái và ích kỷ; Thiền Jhanas là phương cách thiện xảo để
thanh lọc tâm chứ không phải là phương tiện để đạt những thành tựu cá nhân.
Hành thiền với tâm mong cầu đạt được một cái gì đó là một điều sai lầm. Đó là
thái độ cơ bản xuất phát từ vô minh và tự ngã, kết hợp với tham ái và chấp thủ.
Và điều nầy luôn luôn làm chúng ta đau khổ.
NOTICING SPACE
Ajahn Sumedho
adapted from “The
Mind and the Way”
In meditation, we can be alert and attentive; it’s
like listening. What we are doing is just bringing into awareness the way it
is, noticing space and form. For example, we can notice space in a room. Most
people probably wouldn’t notice the space; they would notice the things in it—the
people, the walls, the floor, the furniture. But in order to notice the space,
what do we do? We withdraw our attention from the things and bring our
attention to the space. This does not mean getting rid of things, or denying
the things their right to be there. It merely means not concentrating on them,
not going from one thing to another.
The space in a room is peaceful. The objects in the
room can excite, repel, or attract, but the space has no such quality. However,
even though the space does not attract our attention, we can be fully aware of
it, and we become aware of it when we are no longer absorbed by the objects in
the room. When we reflect on the space in the room, we feel a sense of calm
because all space is the same; the space around you and the space around me is
no different. It is not mine. I can’t say “This space belongs to me” or “That
space belongs to you.”
Space is always present. It makes it possible for us
to be together, contained within a room, in a space that is limited by walls.
Space is also outside the room; it contains the whole building, the whole
world. So space is not bound by objects in any way; it is not bound by
anything. If we wish, we can view space as limited in a room, but really, space
is unlimited.
Noticing the space around people and things provides a
different way of looking at them, and developing this spacious view is a way of
opening oneself. When one has a spacious mind, there is room for everything.
When one has a narrow mind, there is room for only a few things. Everything has
to be manipulated and controlled; the rest is just to be pushed out.
Life with a narrow view is suppressed and constricted; it is a struggle.
There is always tension involved in it, because it takes an enormous amount of
energy to keep everything in order all the time. If you have a narrow view of
life, the disorder of life has to be ordered for you, so you are always busy
manipulating the mind and rejecting things or holding on to them. This is
the dukkha of ignorance, which comes from not
understanding the way it is.
The spacious mind has room for everything. It is like
the space in a room, which is never harmed by what goes in and out of it. In
fact, we say “the space in this room,” but actually, the room is in the space,
the whole building is in the space. When the building has gone, the space will
still be there. The space surrounds the building, and right now we are
containing space in a room. With this view we can develop a new perspective. We
can see that there are walls creating the shape of the room, and there is the
space. Looking at it one way, the walls limit the space in the room. But
looking at it another way, we see that space is limitless.
We can apply this perspective to the mind, using the
“I” consciousness to see space as an object. In the mind, we can see that there
are thoughts and emotions—the mental conditions that arise and cease. Usually,
we are dazzled, repelled, or bound by these thoughts and emotions. We go from
one thing to another, reacting, controlling, manipulating, or trying to get rid
of them. So we never have any perspective in our lives. We become obsessed with
either repressing or indulging in these mental conditions; we are caught in
these two extremes.
With meditation, we have the opportunity to contemplate
the mind. The silence of the mind is like the space in a room. Take the simple
sentence “I am” and begin to notice, contemplate, and reflect on the space
around those two words. Rather than looking for something else, sustain
attention on the space around the words. Look at thinking itself, really
examine and investigate it. Now, you can’t watch yourself habitually thinking,
because as soon as you notice that you’re thinking, the thinking stops. You
might be going along worrying, “I wonder if this will happen. What if that
happens? Oh, I’m thinking,” and it stops.
To examine the thinking process, deliberately think
something: take just one ordinary thought, such as “I am a human being,” and
just look at it. If you look at the beginning of it, you can see that just
before you say “I,” there is a kind of empty space. Then, if you think in your
mind, “I—am—a—human—being,” you will see space between the words. We are not
looking at thought to see whether we have intelligent thoughts or stupid ones. Instead, we are
deliberately thinking in order to notice the space around each thought. This
way, we begin to have a perspective on the impermanent nature of thinking.
That is just one way of investigating so that we can notice
the emptiness when there is no thought in the mind. Try to focus on that space;
see if you can concentrate on that space before and after a thought. For how
long can you do it? Think, “I am a human being,” and just before you start
thinking it, stay in that space just before you say it. Now that’s mindfulness,
isn’t it? Your mind is empty, but there is also an intention to think a
particular thought. Then think it, and at the end of the thought, try to stay
in the space at the end. Does your mind stay empty?
Most of our suffering comes from habitual thinking. If
we try to stop it out of aversion to thinking, we can’t; we just go on and on
and on. So the important thing is not to get rid of thought, but to understand
it. And we do this by concentrating on the space in the mind, rather than on
the thought.
Our minds tend to get caught up with thoughts of
attraction or aversion to objects, but the space around those thoughts is not
attractive or repulsive. The space around an attractive thought and a repulsive
thought is not different, is it? Concentrating on the space between thoughts,
we become less caught up in our preferences concerning the thoughts. So if you
find that an obsessive thought of guilt, self-pity, or passion keeps coming up,
then work with it in this way—deliberately think it, really bring it up as a
conscious state, and notice the space around it.
It’s like looking at the space in a room: you don’t go
looking for the space, do you? You are simply open to it, because it is here
all the time. It is not anything you are going to find in the cupboard or in
the next room, or under the floor—it is here right now. So you open to its
presence; you begin to notice that it is here.
Ajahn
Sumedho is Abbot of Chithurst and
Amaravati Buddhist Monasteries in West Sussex, England. “Noticing Space” was
adapted for Tricycle from his forthcoming book, “The Mind and the
Way,” available in October from Wisdom Publications.