Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

KHOẢNG HỞ GIỮA Ý NGHĨ (4)

KHOẢNG HỞ GIỮA Ý NGHĨ

Eckhart Tolle
Sức mạnh của hiện tại, Chương Một

mtđm: Bạn đọc đến với blog của mình có thể từ nhiều truyền thống khác nhau nhưng điều đó không quan trọng, khoảng không gian bao la mênh mông trong tâm thức của tất cả chúng ta đều như nhau, cũng giống không gian bên ngoài vậy thôi, không gian ở VN hay bất cứ nơi nào trên quả đất này cũng đều the same cả. Nếu bạn quen thuộc với pháp môn Tịnh Độ, hãy lấy câu 'Nam Mô A Di Đà Phật' làm đề mục chú niệm, quan sát khoảng không gian chung quanh đề mục đó, để ý đến khoảng trống sau mỗi câu niệm, duy trì độ hở ấy ngày mỗi dài hơn. Hay với những bạn theo truyền thống Thiên Chúa Giáo, thì 'Giê Su Maria' rất thích hợp, đây là cách tĩnh tâm thỉnh thoảng mình vẫn thường tập, thay đổi cho phong phú cuộc đời hihi. Nhiều cộng đồng tâm linh gọi đây là mantra meditation (mantra = thần chú), mantra gì cũng ok vì đó chỉ là phương tiện để ta khám phá thực tại của cội nguồn sâu hơn mà thôi. Chúc các bạn thật sự cảm được PHẬT TẠI TÂM  và GOD BE WITH YOU.




Khi bạn đi sâu vào trạng thái Vô Niệm, trạng thái Không-Có-Những-Tâm-Niệm-Suy-Tư này, như người phương Đông vẫn thường gọi, bạn sẽ nhận ra được một trạng thái tính chất của Tâm – TRẠNG THÁI CỦA TRỰC GIÁC THUẦN KHIẾT. Trong trạng thái tưởng chừng như trống rỗng đó, bạn sẽ cảm nhận sự hiện hữu của mình với một cường độ và niềm vui mãnh liệt, đến độ tất cả những suy tưởng, tình cảm, thân thể cũng như thế giới chung quanh bạn đều trở nên không đáng kể nữa. Tuy nhiên đây không phải là một trạng thái ích kỷ, mà trái lại là khác, vì đó là một trạng thái vô ngã. Trạng thái ấy đưa bạn vượt thoát những gì trước đây bạn cho là bạn, là tự ngã. Sự hiện hữu đó chủ yếu vừa là bạn mà lại vừa to lớn hơn bạn, vượt thoát ra khỏi tầm hiểu biết của chúng ta. Điều này mới nghe có vẻ như rất nghịch lý, nhưng tôi không có cách giải thích nào khác hơn.


Hãy cương quyết chú tâm bền bỉ vào phút giây hiện tại. Thay vì “quan sát những suy tư, cảm xúc ở bên trong bạn”, bạn có thể chọn cách thứ hai để tạo nên một khoảng hở ở trong dòng chảy của tâm tư bằng cách hướng sự chú tâm của bạn vào phút giây hiện tại. Bạn chỉ cần ý thức một cách chăm chú vào phút giây hiện tại thôi đã là một điều thỏa mãn rất sâu xa cho bạn rồi. Vì khi làm như thế, bạn sẽ đưa tâm trở về với mình, rời xa những hoạt náo, và tạo nên một khoảng hở của Vô Niệm trong dòng chảy của tâm tư ở trong đầu, trong khi bạn vẫn rất tỉnh táo và sáng suốt mà trong đầu không vướng bận suy tư gì cả. Đây chính là tinh yếu của Thiền Tập.

Trong đời sống hằng ngày, bạn có thể thực tập điều này bằng cách làm bất cứ một công việc gì đó với tất cả sự chú tâm của mình. Những việc mà thông thường bạn chỉ làm chiếu lệ thì bây giờ bạn hãy chú tâm để công việc ấy tự nó trở thành mục tiêu thu hút mọi giác quan của bạn. Ví dụ mỗi khi bạn đi lên, đi xuống cầu thang, bạn hãy tập chú ý đến mỗi bước chân, mỗi động tác, chú ý luôn cả hơi thở của chính bạn. Thực tập như thế nào để sự chú tâm ấy càng ngày càng hoàn thiện hơn. Hoặc khi bạn đang đứng rửa tay, hãy chú ý đến tất cả những cảm giác liên quan đến công việc này: tiếng nước chảy, cảm nhận của bạn với nước, động tác của hai tay bạn, mùi xà phòng v.v. Hoặc khi bạn ngồi vào yên xe, hãy thử ngưng lại một vài giây và lắng nghe nhịp thở của mình. Lúc đó bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được một sự hiện hữu yên tĩnh nhưng tràn trề năng lực ở trong bạn. Có một yếu tố mà bạn có thể dùng để làm thước đo sự thành công của bạn trong việc thực tập này: Đó là mức độ an lạc, niềm vui thanh thoát mà bạn cảm thấy ở trong lòng khi làm những việc đó.
Tóm lại trong tiến trình đi tới Giác Ngộ, bước chủ yếu duy nhất là: thực tập để nhất định không còn tự đồng hóa với những suy tư, cảm xúc miên man không có chủ đích ở trong đầu mình nữa. Mỗi khi bạn tạo nên được một khoảng hở trong dòng chảy của những suy tư ở trong đầu, ánh sáng của tâm thức bạn sẽ càng tỏa sáng rộng hơn.

Một hôm nào đó bạn sẽ bắt gặp mình đang mỉm cười với giọng nói vang vang ở trong đầu, như bạn đang mỉm cười khoan dung với cái ngây ngô của một đứa trẻ thơ. Điều này có nghĩa là bạn đã thành công, bạn không còn quan tâm một cách nghiêm túc đến nội dung những ý tưởng, hoặc cảm xúc miên man, không có chủ đích luôn hiện diện trong đầu bạn nữa. Bạn đã không còn phụ thuộc vào chúng, cũng không còn sai lầm khi cho rằng những thứ đó chính là mình.

As you go more deeply into this realm of no-mind, as it is sometimes called in the East, you realize the state of pure consciousness. In that state, you feel your own presence with such intensity and such joy that all thinking, all emotions, your physical body, as well as the whole external world become relatively insignificant in comparison to it. And yet this is not a selfish but a selfless state. It takes you beyond what you previously thought of as "your self." That presence is essentially you and at the same time inconceivably greater than you. What I am trying to convey here may sound paradoxical or even contradictory, but there is no other way that I can express it.

Instead of "watching the thinker," you can also create a gap in the mind stream simply by directing the focus of your attention into the Now. Just become intensely conscious of the present moment. This is a deeply satisfying thing to do. In this way, you draw consciousness away from mind activity and create a gap of no-mind in which you are highly alert and aware but not thinking. This is the essence of meditation. In your everyday life, you can practice this by taking any routine activity that normally is only a means to an end and giving it your fullest attention, so that it becomes an end in itself. For example, every time you walk up and down the stairs in your house or place of work, pay close attention to every step, every movement, even your breathing. Be totally present. Or when you wash your hands, pay attention to all the sense perceptions associated with the activity: the sound and feel of the water, the movement of your hands, the scent of the soap, and so on. Or when you get into your car, after you close the door, pause for a few seconds and observe the flow of your breath. Become aware of a silent but powerful sense of presence. There is one certain criterion by which you can measure your success in this practice: the degree of peace that you feel within.


So the single most vital step on your journey toward enlightenment is this: learn to disidentify from your mind. Every time you create a gap in the stream of mind, the light of your consciousness grows stronger. One day you may catch yourself smiling at the voice in your head, as you would smile at the antics of a child. This means that you no longer take the content of your mind all that seriously, as your sense of self does not depend on it.

Không có nhận xét nào: