Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2015

Kinh Khúc Gỗ

19.01.2015

Kinh Khúc Gỗ 
(Tương Ưng IV)

mtdm : Blog gồm Bờ + log (khúc gỗ). Đây là nhân duyên khi làm blog nhớ tới bài kinh này.


1) Một thời Thế Tôn trú ở Kosambi, trên bờ sông Gangà.
2) Thế Tôn thấy một khúc gỗ lớn trôi theo dòng nước sông Hằng, thấy vậy liền gọi các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy khúc gỗ to lớn này đang trôi theo dòng nước sông Hằng không?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
3) -- Này các Tỷ-kheo, nếu khúc gỗ không đâm vào bờ bên này, không đâm vào bờ bên kia, không chìm giữa dòng, không mắc cạn trên miếng đất nổi, không bị loài Người nhặt lấy, không bị phi nhân nhặt lấy, không bị mắc vào xoáy nước, không bị mục bên trong; như vậy, này các Tỷ-kheo, khúc gỗ ấy sẽ hướng về biển, sẽ xuôi theo biển, sẽ nghiêng nhập vào biển. Vì sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, dòng sông Hằng hướng về biển, xuôi theo biển, nghiêng trôi về biển. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, nếu các Ông không đâm vào bờ bên này, không đâm vào bờ bên kia, không chìm giữa dòng, không mắc cạn trên miếng đất nổi, không bị loài Người nhặt lấy, không bị phi nhân nhặt lấy, không bị mắc vào xoáy nước, không bị mục bên trong; như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông sẽ hướng về Niết-bàn, sẽ xuôi theo Niết-bàn, sẽ nghiêng nhập vào Niết-bàn. Vì sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, chánh kiến hướng về Niết-bàn, xuôi theo Niết-bàn, nghiêng nhập vào Niết-bàn.

4) Khi được nghe nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, bờ bên này là gì? Bờ bên kia là gì? Thế nào là chìm giữa dòng? Thế nào là mắc cạn trên miếng đất nổi? Thế nào là bị loài Người nhặt lấy? Thế nào là bị phi nhân nhặt lấy? Thế nào là bị mắc vào xoáy nước? Thế nào là bị mục nát bên trong?
5) -- Bờ bên này, này Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với sáu nội xứ này.
6) Bờ bên kia, này Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với sáu ngoại xứ.
7) Bị chìm giữa dòng, này Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với hỷ tham.
8) Bị mắc cạn trên miếng đất nổi, này Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với ngã mạn.
9) Và này Tỷ-kheo, thế nào là bị người nhặt lấy? Ở đây, Tỷ-kheo sống quá liên hệ với cư sĩ, chung vui, chung buồn, an lạc khi họ an lạc, đau khổ khi họ bị đau khổ, tự trói buộc mình trong các công việc phải làm được khởi lên của họ. Ðây gọi là Tỷ-kheo bị loài Người nhặt lấy.
10) Và thế nào, này Tỷ-kheo, là bị phi nhân nhặt lấy? Ở đây, Tỷ-kheo sống Phạm hạnh với ước nguyện được sanh cộng trú với một hạng chư Thiên: "Mong rằng với giới luật này, với cấm giới này, với khổ hạnh này, với Phạm hạnh này, ta sẽ trở thành Thiên nhân hay một loài chư Thiên!" Ðây, này Tỷ-kheo, được gọi là bị phi nhân nhặt lấy.
11) Bị mắc vào xoáy nước, này Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với năm dục công đức.
12) Và này Tỷ-kheo, thế nào là bị mục nát bên trong? Ở đây, này Tỷ-kheo, có người thọ tà giới, theo ác pháp, bất tịnh, có những hành vi đáng nghi ngờ, có những hành động che đậy, không phải Sa-môn nhưng hiện tướng Sa-môn, không phải Phạm hạnh nhưng hiện tướng Phạm hạnh, nội tâm bị hủ bại, đầy dục vọng, là một đống rác bẩn. Ðây, này Tỷ-kheo, được gọi là bị mục nát bên trong.
11) Lúc bấy giờ Nanda, người chăn bò, đứng không xa Thế Tôn bao nhiêu.
12) Rồi người chăn bò Nanda bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, con không đâm vào bờ bên này, con không đâm vào bờ bên kia, con không bị chìm giữa dòng, con không bị mắc cạn trên miếng đất nổi, con không bị loài Người nhặt lấy, con không bị phi nhân nhặt lấy, con không bị mắc vào xoáy nước, con không bị mục nát bên trong. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn cho con được xuất gia với Thế Tôn, được thọ đại giới.
13) -- Này Nanda, hãy đem trả các con bò cho người chủ.
-- Bạch Thế Tôn, chúng sẽ đi trở về. Các bò mẹ đang trông mong gặp lại các con bê của chúng.
-- Tuy vậy, này Nanda, Ông hãy trả lui các con bò cho những người chủ.
14) Rồi Nanda, người chăn bò, sau khi trả lui các con bò cho những người chủ, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, các con bò đã được trả lui cho những người chủ. Bạch Thế Tôn, xin hãy cho con được xuất gia với Thế Tôn. Hãy cho con thọ đại giới.
15) Nanda, người chăn bò được xuất gia với Thế Tôn, được thọ đại giới. Sau khi thọ đại giới không bao lâu, Tôn giả Nanda sống một mình, an tịnh...

16) Tôn giả Nanda trở thành một vị A-la-hán nữa.
HT Thích Minh Châu dịch Việt

This too will pass A.B

THIS TOO WILL PASS

Ajahn Brahm
(Opening the door of your heart)

This too will pass_Rồi cũng sẽ qua thôi_ A.B

Rồi cũng sẽ qua
THIS TOO WILL PASS  


Ajahn Brahm
(Mở rộng cửa tâm mình)

Với người bị chứng trầm cảm lời nói phải cần đơn giản mới mong có kết quả. Nhưng lời đơn giản hay bị hiểu lầm. Chỉ những người không bị trầm cảm hành hạ mới hiểu hoàn toàn câu chuyện sau.
Có một tù nhân rất lo sợ bị trầm cảm nặng. Tường đá của nhà tù hút hết hơi ấm; song sắt to chế giễu mọi lòng từ; tiếng đóng ập chói tai của cửa khám làm tiêu tan mọi hy vọng của ông. Tim ông chùng xuống tận đáy sâu vì bản án quá dài. Một hôm ông nhìn lên tường thấy nơi chỗ đầu nằm mấy chữ quọt quẹt trên đá như sau: “Rồi cũng sẽ qua” Bốn chữ này giúp ông đi qua - chắc chúng cũng đã giúp được nhiều tù nhân trong xà lim này trước đây rồi. Từ dạo ấy, dầu có khốn khổ thế nào ông cũng nhớ “Rồi cũng sẽ qua”. Ngày ông được thả, ông hiểu rất rõ ý nghĩa của bốn chữ đó.
Trở vào đời ông thường nghĩ tới thông điệp viết vội trên vách đá nhà tù. Ông viết lại trên nhiều miếng giấy nhỏ để giữ bên gối, trong xe, chỗ làm. Và ông không bao giờ bị trầm cảm nữa dầu tình huống có thê thảm đến mấy. “Rồi cũng sẽ qua” luôn luôn nhắc nhở ông phấn đấu và rằng các khó khăn không bao giờ kéo dài vô tận. Lúc gặp vận may ông tận hưởng nhưng cẩn trọng. Hình như cái tốt đến và lưu lại với ông dài lâu hơn vì lúc nào ông cũng tâm niệm rằng cái xấu rồi cũng sẽ qua. Thậm chí lúc bị ung thư “Rồi cũng sẽ qua” đã đem lại cho ông thêm sức lực và niềm lạc quan, hai tiên dược ấy đẩy lùi ung thư. Thật vậy, hôm ông đi tái khám bác sĩ bảo ung thư của ông đã “đi qua”.
Ngày hôm lâm chung, nằm trên giường bệnh ông thì thầm với thân nhân “Rồi cũng sẽ qua” và nhắm mắt lìa đời, an tịnh. Lời trối trăng của ông là món quà tình thương sau cùng ông gởi lại cho gia đình và bạn bè. Họ học được bài học quý “Rồi sầu muộn cũng sẽ qua”.
(Tôi nghe được câu chuyện xưa này lần đầu tiên lúc còn là một Phật tử trẻ ở Anh Quốc. Chuyện được kể lại và trích đăng trong The Way of the Sufi, Penguin Books, Harmandsworth, 1975, trang 80 – 1)
Trầm cảm là nhà tù mà ai ai trong chúng ta cũng đều có lần trải qua. “Rồi cũng sẽ qua” giúp chúng ta thoát ra an toàn. Thông điệp này còn giúp chúng ta tránh một trong những nguyên nhân lớn gây trầm cảm: xem hạnh phúc là điều dĩ nhiên.

Chơn Quán Trần Ngọc Lợi dich Việt


This too will pass E.T.

Chủ nhật 18.01.2015
THIS TOO WILL PASS
Eckhart Tolle
(A New Earth)

According to an ancient Sufi story, there lived a king in some Middle Eastern land who was continuously torn between happiness and despondency. The slightest thing would cause him great upset or provoke an intense reaction, and his happiness would quickly turn into disappointment and despair. A time came when the king finally got tired of himself and of life, and he began to seek a way out. He sent for a wise man who lived in his kingdom and who was reputed to be enlightened. When the wise man came, the king said to him, “I want to be like you. Can you give me something that will bring balance, serenity, and wisdom into my life? I will pay any price you ask.”
The wise man said, “I may be able to help you. But the price is so great that your entire kingdom would not be sufficient payment for it. Therefore it will be a gift to you if you will honor it.” The king gave his assurances, and the wise man left.

A few weeks later, he returned and handed the king an ornate box carved in jade. The king opened the box and found a simple gold ring inside. Some letters were inscribed on the ring. The inscription read: This, too, will pass. “What is the meaning of this?” asked the king. The wise man said, “Wear this ring always. Whatever happens, before you call it good or bad, touch this ring and read the inscription. that way, you will always be at peace.” This, too, will pass. What is it about these simple words that makes them so powerful? Looking at it superficially, it would seem while those
words may provide some comfort in a bad situation, they would also diminish the enjoyment of the good things n life. “Don't be too happy, because it won't last.” This seems to be what they are saying when applied in a situation that is perceived as good.

The full import of these words becomes clear when we consider them in the context of two other stories that we encountered earlier. The story of the Zen Master whose only response was always “Is that so?” shows the good that comes through inner nonresistance to events, that is to say, being at
one with what happens. The story of the man whose comment was invariably a laconic “Maybe” illustrates the wisdom of non-judgment, and the story of the ring points to the fact of impermanence which, when recognized, leads to non-attachment. Non-resistance, non-judgment, and non-attachment are the three aspects of true freedom and enlightened living. Those words inscribed on the ring are not telling you that you should not enjoy the good in your life, nor are they merely meant to provide some comfort in times of suffering. They have a deeper purpose: to make you aware of the fleetingness of every situation, which is due to the transience of all forms – good or bad. When you become aware of the transience of all forms, your attachment to them lessens, and you disidentify from them to some extent. Being detached does not mean that you cannot enjoy the good that the world has to offer. In fact, you enjoy it more. Once you see and accept the transience of all things and the inevitability of change, you can enjoy the pleasures of the world while they last without fear of loss or anxiety about the future. When you are detached, you gain a higher vantage point from which to view the events in your life instead of being trapped inside them. You become like an astronaut who sees the planet Earth surrounded by the vastness of space and realizes a paradoxical truth: The
earth is precious and at the same time insignificant. The recognition that This, too will pass brings detachment and with detachment another dimension comes into your lie inner space. Through detachment, as well as non-judgment and inner nonresistance, you gain access to that dimension.
When you are no longer totally identified with forms, consciousness – who you are becomes freed form its imprisonment in form. This freedom is the arising of inner space. It comes as a stillness, a subtle peace deep within you, even in the face of something seemingly bad. This, too, will pass.
Suddenly, there is space around the event. There is also space around the emotional highs and lows, even around pain. And above all, there is space between your thoughts. And from that space emanates a peace that is not “of this world,” because this world is form, and the peace is space. This is the peace of God.

Now you can enjoy and honor the things of this world without giving them an importance and significance they don't have. You can participate in the dance of creation and be active without attachment to outcome and without placing unreasonable demands upon the world: Fulfill me, make me happy, make me feel safe, tell me who I am. The world cannot give you those things, and when you no longer have such expectations, all self-created suffering comes to an end. All such suffering is due to an over-valuation of form and an unawareness of the dimension of inner space. When that
dimension is present in your life, you can enjoy things, experiences, and the pleasures of the sense without losing yourself in them, without inner attachment to them, that is to say, without becoming addicted to the world.

The words This, too, will pass are pointers toward reality. In pointing to the impermanence of all forms, by implication, they are also pointing to the eternal. Only the eternal in you can recognize the impermanent as impermanent. When the dimension of space is lost or rather not known, the things of
the world assume an absolute importance, a seriousness and heaviness that in truth they do not have. When the world is not viewed from the perspective of the formless, it becomes a threatening place, and ultimately a place of despair. The Old Testament prophet must have felt this when he wrote, “All
things are full of weariness. A man cannot utter it.”

Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015

This too will pass_Rồi cũng sẽ qua thôi_E.T

Rồi cũng sẽ qua thôi

THIS TOO SHALL PASS

Eckhart Tolle
(Thức tỉnh mục đích sống)



Theo một câu chuyện Sufi cổ, ngày xưa ở Trung đông có vị vua luôn cảm thấy khổ sở vì những cảm xúc vui buồn thất thường trong lòng. Một điều nhỏ nhặt nhất cũng làm cho nhà vua cảm thấy quá thất vọng hoặc tạo nên những kích động, những phản ứng mạnh mẽ ở nơi đông và vì thế niềm vui mà nhà vua đang có trước đó bỗng biến thành cảm xúc buồn chán, thất vọng. Một ngày kia, khi đã quá mệt mỏi với chính mình và với cuộc sống, nhà vua cố gắng tìm cách thoát khỏi tình trạng đó. Vua cho mời một nhà thông thái có tiếng là một bậc giác ngộ đến. Nhà vua nói với ông: “Ta muốn được giống như ông. Ông có thể cho ta điều gì đó có khả năng mang lại sự quân bình, yên tĩnh và sáng suốt cho cuộc sống của ta không? Ta sẽ trả cho ông với bất cứ giá nào”.



Nhà thông thái trả lời: “Thần có thể giúp bệ hạ, nhưng giá cả thì chắc cả vương quốc của ngài cũng không thể trả nổi. Thần sẽ tặng cho bệ hạ nếu ngài hứa là sẽ tôn trọng nó”. Nhà thông thái ra đi sau khi nhà vua hứa sẽ làm theo lời ông dặn.
Vài tuần lễ sau, ông ta quay trở lại và trao cho nhà vua một chiếc hộp lộng lẫy, trên mặt có khảm ngọc bích. Nhà vua mở chiếc hộp ra và thấy bên trong chỉ vỏn vẹn một chiếc vòng bằng vàng nhỏ. Chiếc vòng có khắc dòng chữ: “Chuyện này rồi cũng sẽ qua”. Nhà vua thắc mắc hỏi: “Điều đó có nghĩa là gì?”. Nhà thông thái không trả lời, mà chỉ bảo: “Ngài nhớ luôn mang chiếc vòng này, dù có chuyện gì xảy ra, trước khi ngài cho rằng chuyện đó là tốt hay xấu, hãy nhớ đưa tay chạm vào chiếc vòng và đọc lên những chữ này. Ngài sẽ luôn được bình yên”.
“Chuyện này rồi cũng sẽ qua”, câu nói đơn giản này là gì mà có sức mạnh đến như vậy? Mới nhìn thoáng thì câu nói ấy có vẻ như tạo cho ta sự thoải mái, nếu ta vừa gặp phải một tình huống xấu, hoặc nó làm cho ta không quá mừng vui khi gặp một điều nào đó mà ta cho là tốt lành trong đời sống.



Nhưng ý nghĩa của câu nói này sẽ trở nên rõ ràng hơn khi ta nhìn lại bối cảnh của hai câu chuyện trước đây. Câu chuyện thứ nhất về vị thiền sư luôn trả lời về những điều mà người ta vu khống cho ngài bằng câu nói giản dị: “Thật thế ư?”, thể hiện thái độ bất phản kháng trong nội tâm của ngài trước mọi tình huống, tức là chấp nhận tất cả những gì đang xảy ra. Câu chuyện thứ hai về người đàn ông luôn trả lời gọn lỏn “Có lẽ thế” cho thấy cái khôn ngoan, thông thái khi trong lòng không hề có sự phán xét. Còn câu nói “Chuyện này rồi cũng sẽ qua” khắc trên chiếc vòng trong câu chuyện này đề cập đến tính chất tạm thời của mọi chuyện xảy đến cho bạn trong đời sống, để giúp bạn có thái độ không tham đắm, không vướng mắc. Không chống đối, không phán xét và không tham đắm (hoặc vướng mắc) là ba khía cạnh của thứ tự do chân thật của một lối sống tỉnh thức.



Những chữ khắc trên chiếc vòng này không hẳn là khuyên ta không nên vui mừng về những điều tốt lành xảy đến cho ta trong đời sống, chúng cũng không cố ý tạo ra niềm an ủi cho bạn trong những lúc bạn lâm vào một tình huống khó khăn. Chúng có một mục đích sâu hơn: giúp bạn nhận thức được tính chất ngắn ngủi, tạm thời của mọi tình huống, bởi mỗi tình huống (tốt cũng như xấu) đều có tính chất nhất thời; khi nhận ra được tính nhất thời của mọi tình huống, bạn sẽ bớt vướng mắc hơn và tránh được thói quen tự đồng nhất mình với những biểu hiện tạm bợ đó. Không vướng mắc không có nghĩa là bạn không còn tìm thấy niềm vui với những điều tốt lành trên thế gian này; mà thật ra thái độ không vướng mắc làm cho chúng ta cảm nhận được niềm vui của mỗi sự việc sâu sắc hơn. Khi đã thấy được và chấp nhận tính chất tạm thời của mọi sự vật và những đổi thay không thể tránh khỏi trong cuộc sống thì lúc đó ta có thể tận hưởng niềm vui khi niềm vui ấy thể hiện mà không lo sợ bị mất mát hay cảm thấy âu lo về tương lai khi niềm vui ấy không còn. Khi đã tách mình ra khỏi sự vướng mắc đó, bạn tự nhiên ở một chỗ đứng cao hơn, từ đó mà quan sát các sự kiện trong đời sống, thay vì mắc kẹt vào đó. Bạn giống như một nhà du hành nhìn quả đất được bao bọc bởi không gian bao la và bạn chợt nhận ra một chân lý ngược đời: trái đất vừa rất quý giá mà đồng thời lại chẳng có ý nghĩa gì. Bạn bỗng nhận thức rằng “những thứ này rồi cũng sẽ qua đi”, điều này mang lại cho bạn sự thoát ly và cùng với sự thoát ly là một chiều không gian khác đi vào đời sống của bạn: Đó là chiều không gian bên trong. Qua thái độ thoát ly, không phán xét và không phản ứng, bạn mở ra cho mình một lối đi vào chiều không gian đó.



Khi không còn hoàn toàn đồng nhất mình với hình tướng nữa thì nhận thức về bản chất chân thật của bạn được thoát ly khỏi sự tù túng của hình tướng. Đây là lúc trỗi dậy của khoảng không gian bên trong, như một niềm đan bình, tĩnh lặng ở sâu bên trong, ngay cả khi bạn gặp phải điều gì có vẻ như là một điều bất hạnh. Nhưng “chuyện này rồi cũng sẽ qua”, làm cho bạn cảm thấy bỗng dưng như có một khoảng không gian rộng thoáng bao bọc quanh các sự kiện. Bạn cũng cảm thấy có không gian quanh những nỗi thăng trầm của đời sống, ngay cả trong niềm đau của bạn. Nhưng trên hết là bạn có một khoảng không giữa các ý nghĩ. Từ khoảng không gian này, có một sự im lắng “không thuộc về thế giới này”, vì thế giới là sự biểu hiện của hình tướng, trong khi sự im lắng là biểu hiện của không gian. Đây là niềm an bình của Thượng Đế.

Bây giờ thì bạn có thể thưởng thức và trân trọng mọi thứ trên thế gian này mà không gán cho nó một vẻ quan trọng hoặc gán cho nó những ý nghĩa mà tự nó không hề có. Bạn có thể tham dự vào điệu múa của Sáng tạo và tích cực hoạt động mà không bị vướng mắc với thành quả của những việc bạn làm và không có những đòi hỏi bất hợp lý với đời sống như là: “Hãy làm cho tôi cảm thấy toàn vẹn, vui tươi, an toàn, hãy cho biết bản chất chân thật của tôi là gì”. Đời sống không thể cho bạn những thứ đó, và như thế bạn chẳng còn trông đợi gì ở đời sống, và khi bạn không còn trông chờ thì tất cả nỗi khổ mà bạn tự tạo ra sẽ biến mất. Tất cả những khổ đau như thế đều do bạn quá chú trọng đến những thứ bên ngoài mà không nhận thức được chiều không gian bên trong. Khi chiều không gian đó hiện diện trong đời sống của bạn, bạn có thể thưởng thức mọi thứ, mọi khoái cảm mà không đánh mất mình trong đó, không bị vướng mắc với những thứ đó, tức là bạn không trở nên “nghiện” thế giới này.



Câu nói “chuyện này rồi cũng sẽ qua” là ngọn hải đăng đưa bạn đến với thực tại bằng cách chỉ ra tính vô thường, không bền vững của mọi sự vật, nhưng đồng thời nó cũng ngụ ý nhắc chúng ta về cái Bất Động, cái Vĩnh Hằng. Vì chỉ có cái Bất Động ở trong bạn mới có thể nhận ra được cái chuyển động, cái đổi thay, cái vô thường trong đời sống.

Khi chiều không gian ở bên trong bạn đã biến mất thì mọi chuyện trên thế gian này thường tỏ ra quá nghiêm trọng, một vẻ nghiêm trọng, nặng nề mà thật sự chúng không hề có. Khi thế giới không được nhìn từ cái nhìn của Vô Tướng thì đời sống trở thành một nơi đầy hiểm nguy, tuyệt vọng. Những tông đồ viết kinh Cựu Ước chắc đã cảm nhận được điều này khi họ viết “Mọi thứ trong đời sống đều đầy vẻ đọa đày đến độ con người không thể thốt nên thành lời”.


Diện Mục Nguyễn văn Hạnh dịch Việt


Sống Chết


Death and Life của Gustav Klimt





Thứ Năm, 15 tháng 1, 2015

MÙA NÀO CŨNG TUYỆT








Mùa Xuân có trăm hoa,

Mùa Thu có trăng tỏ.

Mùa Hè có gió mát,

Mùa Ðông tuyết trắng rơi.

Hãy tống khứ hết ý tưởng bá láp ra khỏi đầu ngươi,

Thì sẽ thấy mùa nào cũng vô cùng tuyệt diệu.


(Thiền sư Vô Môn )

Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015

Thân này 99,9999% là hư không trống rỗng











Nhạn quá trường không



Nhạn quá trường không 
Ảnh trầm hàn thủy 
Nhạn vô di tích chi ý 
Thủy vô lưu ảnh chi tâm.

(Thiền sư Hương Hải)




Nhạn bay trên không 
Bóng chìm đáy nước 
Nhạn không có ý để dấu 
Nước không có tâm lưu bóng.

(Thượng Tọa Thanh Từ dịch nghĩa)

Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

Steve Jobs và triết lý sống


STEVE JOBS 
và 
Triết lý sống

Khải Thiên 


Ẩn dưới những bề nổi, Steve Jobs là một Phật tử, thực hành thiền định từ thuở thanh niên.

Là người sở hữu tài sản rất lớn, nhưng ông luôn sống đơn giản, thiểu dục tri túc, ăn chay. Steve Jobs từng bộc bạch: “Tâm vắng lặng là chìa khóa của mọi sáng tạo”. Ngày Steve Jobs tạm biệt thế giới này, cả thế giới thương tiếc ông, dành những lời tốt đẹp nhất để nói về Steve Jobs.
Trân trọng giới thiệu cùng độc giả bài viết của thầy Khải Thiên (Thích Tâm Thiện), sáng lập tu viện Cát Trắng và Cát Sơn, Florida, Hoa Kỳ về những triết lý sống đã hướng đạo cuộc đời Steve Jobs.
Người viết bài này chẳng liên hệ gì với Steve Jobs trong mọi lĩnh vực. Mối liên hệ duy nhất với ông ta đơn giản chỉ là một chiếc máy tính Macbook Air mới vừa mua chưa đầy vài tháng... Bao nhiêu niềm vui vì tiện ích kỳ vĩ của chiếc máy tính này trong thoáng chốc đã nhuốm màu u buồn khi hay tin người sáng tạo ra nó đã vĩnh viễn ra đi!
Càng ngậm ngùi hơn khi biết rằng người ấy đã nói về sự ra đi của mình 5 năm trước qua bài thuyết trình nhân lễ tốt nghiệp tại một đại học danh giá bậc nhất thế giới, Stanford University, cũng là nơi tràn đầy kỷ niệm của tác giả. Bài viết như một lời tri ân... không phải vì tôn vinh sự lên ngôi của những chiếc máy tính cực mỏng, iPad, iPhone... mà vì xúc động trước bức thông điệp về triết lý sống “rất Phật” đến bất ngờ của người sáng lập Apple.
Thông điệp ấy đang truyền cảm hứng về một đời sống với lý tưởng cao đẹp đến khắp hành tinh này, nhất là đối với các bạn thanh thiếu niên, những người vốn đang sống vì cái đẹp, vì tình yêu, và vì lý tưởng. Dưới đây là ba câu chuyện và triết lý sống của Steve Jobs đã truyền đạt cho các bạn trẻ tại Đại học Stanford, Polo Alto.
Định nghiệp như những dấu chấm...
Câu chuyện đầu tiên mà Steve Jobs giới thiệu trong diễn văn của mình đó là việc bỏ học nửa chừng của ông ta. Nghe rất cảm động. Ông ta bỏ học không phải vì lười biếng mà vì cảm thấy buồn và xấu hổ khi phải tiêu quá nhiều tiền để dành cả đời của bố mẹ nuôi trong khi bản thân ông lại không thực sự cảm nhận được những điều mà ông cho là có giá trị thật sự. Ông đã quyết định từ giã ngôi trường chỉ sau sáu tháng theo học. Tuy nhiên, môn học viết chữ đẹp (calligraphy) đã lôi kéo sự quan tâm của ông. Ông đã theo học những lớp thư pháp mà ông không hề nghĩ rằng sau này ông đã áp dụng chúng vào trong các mẫu thiết kế của Apple.
Trong thời điểm của những quyết định khó khăn ở tuổi học sinh, Steve Jobs đã chọn lòng hiếu kính với cha mẹ và yêu thích cái đẹp làm động lực dắt dẫn cuộc sống của mình. Nhìn lại những kinh nghiệm thời thơ ấu, Steve Jobs đã khuyên các bạn trẻ trong lễ tốt nghiệp của họ rằng, “... Bạn không thể nối kết những dấu chấm khi nhìn về phía trước; bạn chỉ có thể nối kết chúng khi nhìn lại đằng sau. Cho nên bạn phải tin tưởng rằng những dấu chấm đó thế nào rồi cũng sẽ nối kết với tương lai của bạn bằng cách này hay cách khác. Bạn hãy tin tưởng vào điều gì đó ở chính mình: bản năng, định mệnh, cuộc sống, nghiệp lực, vân vân. Lối tiếp cận này chưa bao giờ làm cho tôi thất vọng, và nó đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong cuộc sống của tôi”.
Mười năm sau, khi hồi tưởng lại, Steve Jobs đã nhận ra rằng sự thành công của ông được quyết định bởi những yếu tố quan trọng đó là: ông đã nhìn đời bằng chính đôi mắt của mình; ông đã nói với đời bằng chính tiếng nói từ nội tâm của mình, và ông đã sống giữa đời bằng tình yêu cái đẹp sâu thẳm đến từ trái tim của chính mình. Bạn thử nghĩ đến một chàng thanh niên vừa từ bỏ một con đường đại học danh giá và tham dự vào những lớp học viết chữ đẹp nghe có vẻ viển vông và rõ ràng chẳng thực tế chút nào! Nhưng Chính Steve Jobs, khi nhìn lại, đã khẳng định, “Nó thật là đẹp, thật kỳ vĩ, và tinh tế một cách điệu nghệ trong một cách thức mà khoa học không làm sao nắm bắt được, và tôi đã thấy nó quả thực là quyến rũ.
Tuy nhiên, những điều này thậm chí không hề có chút hy vọng nào đến những ứng dụng thực tế trong đời sống của tôi. Nhưng mười năm sau, khi chúng tôi thiết kế chiếc máy tính Macintosh đầu tiên, tất cả đã trở lại với tôi”.
Thật vậy, tâm sự của ông là những kinh nghiệm sống quý giá vô bờ. Câu chuyện đầu tiên mà Steve Jobs đã chia sẻ với chúng ta đó chính là những lời khuyên chân tình cho những ai đang bước vào ngưỡng của của cuộc đời: Hãy để tâm chiêm ngưỡng cái đẹp, dù rất bình thường, ngay cả trong tình huống tồi tệ nhất, vì chính nó sẽ đem lại sự tươi mát để nuôi dưỡng cuộc sống. Và hãy để lòng hiếu kính với cha mẹ, sự quan tâm đến nỗi khó nhọc của những người chung quanh, và lòng yêu thích cái đẹp dắt dẫn bạn trước những quyết định khó khăn nhất. Rõ ràng, đây là một quan điểm, một thái độ sống rất vị tha bên cạnh tình yêu tha thiết đối với cái đẹp.
Nhẹ nhàng trong sự thành, bại...
Câu chuyện thứ hai cũng thật là cảm động. Nó nói rõ về ý nghĩa của tình yêu và sự mất mát. Trong căn nhà đậu xe của bố mẹ nuôi, Steve Jobs và người bạn đã lần đầu tiên thành lập Hãng Apple. Lúc ấy ông chỉ vừa 20 tuổi. Đến 10 năm sau, Công ty Apple trong căn nhà để xe của ông đã phát triển thành một đại công ty với tổng trị giá hai tỷ đô la và hơn 4.000 nhân viên làm việc. Nhưng rồi, trong lúc đang ở đỉnh cao của sự thành đạt, lúc ông vừa 30 tuổi, ông đã bị buộc thôi việc vì bất đồng quan điểm về tầm nhìn tương lai với người mà ông đã thuê làm điều hành. Ông phải ra đi vì toàn ban điều hành đứng về phía người ấy.
Ông đã thực sự đau khổ vì thất bại này. Nhưng từ trong đáy thẳm của con tim, ông ta đã nhận ra một phép lạ, đấy là, ông vẫn chưa mất tình yêu đối với công việc của mình. Thế là ông đã khởi sự thành lập một công ty mới là NeXT và tiếp sau đó là Công ty Pixar gắn liền với người phụ nữ, mà sau này trở thành vợ của ông. Điều kỳ thú là chẳng bao lâu sau sự thành đạt của NeXT, chính Apple đã mua lại Công ty NeXT, một công ty đã tạo ra những sản phẩm then chốt cho sự phục hưng của Apple như hiện nay. Thế là Steve Jobs đã trở lại với Apple.
Về sau ông đã phát biểu rằng, “Bị thôi việc ở một công ty do chính mình sáng lập quả là điều tốt đẹp nhất đã đến với tôi. Cái nặng nhọc của thành công được thay thế bằng cái nhẹ nhàng trong trạng thái của người mới khởi sự, ít có bám chắc vào bất cứ cái gì. Nó đã cởi trói cho tôi đi vào một giai đoạn sáng tạo nhất của cuộc đời”.
Những gì Steve Jobs nói quả thật là chẳng khác gì giọng điệu của một thiền sư chính thống. Vâng, ông đã nói với chúng ta bằng sự kiện, chứ không phải bằng ngôn ngữ rằng: thất bại không phải là điều đáng sợ mà đánh mất tình yêu vào cuộc sống mới là điều đáng sợ! Trong những lúc thất bại và não nề như thế, ông đã bám lấy tình yêu vào công việc thay vì sống với phiền muộn khổ đau hay tự đồng hóa mình với những cảm giác buồn vui, thương ghét... Là một người Phật tử, Steve Jobs đã rất tinh tế khi sống lời Đức Phật dạy bằng cách cố vượt ra khỏi sự bức bách của tám nhân duyên ám ảnh trần thế - được, mất vui, buồn, khen chê, danh vọng và không danh vọng - để khơi dậy tình yêu và lý tưởng của mình.
Nếu bạn cứ tiếp tục chạy theo tám nhân duyên này, cho dù bạn được phép sống thêm một trăm năm nữa thì bạn vẫn mải miết trong phập phồng, đau khổ. Vì chân lý của cuộc sống là sự thay đổi không ngừng. Chỉ có cách, hãy tự mình vượt lên trên các nhân duyên đối đãi này và an trú sâu xa trong tĩnh lặng, bạn mới có thể sáng tạo và làm mới cuộc sống của chính mình. Sống như Steve Jobs, tĩnh tâm trước thành hay bại, chắc chắn bạn sẽ được an bình, hạnh phúc.
Quán niệm về vô thường (sự chết) để sống tốt đẹp hơn...
Câu chuyện thứ ba đã khép lại cuộc đời trần thế của Steve Jobs. Và lạ lùng thay, đây lại là một bài giảng về vô thường, về cái chết cho hàng ngàn sinh viên trong ngày lễ ra trường tại Đại học Stanford. Tất nhiên bài thuyết trình trong một bối cảnh quan trọng như thế được phô diễn trên văn bản với một quan điểm sống rõ ràng chứ không phải là một cảm hứng ngẫu nhiên. Steve Jobs đã giảng về vô thường như thế nào?
Ông bắt đầu câu chuyện: “Mỗi buổi sáng khi soi gương tôi đều hỏi chính tôi rằng “Nếu như hôm nay là ngày cuối cùng của đời tôi, thì tôi có muốn làm những gì mà tôi sắp sửa làm hay không?”. Nếu như câu trả lời là ‘Không’ suốt nhiều ngày như vậy, thì tôi biết rằng tôi phải thay đổi một điều gì đó”.
Một lối sống cẩn thận và có ý thức từng ngày, từng giờ như thế xuất phát từ căn bệnh ung thư tụy tạng (lá lách) mà ông đang cưu mang. Chính căn bệnh của ông cũng đã giúp ông phần nào tỏ ngộ chân lý vô thường. Nhưng căn bệnh đó không giúp ông tìm đến Phật giáo. Vì Steve Jobs đã đến với Phật giáo ở ngay vào độ tuổi thanh xuân, ở một lứa tuổi mà hầu như chẳng ai bận tâm đến chuyện sinh lão bệnh tử.
Mặc dù phải đối diện với bệnh tật nhưng tâm ông đã không hề chùng xuống mà trái lại nó lại sáng suốt và mạnh mẽ hơn bao giờ. Ông nhấn mạnh: “Quán niệm rằng nay mai tôi sẽ chết là một công cụ quan trọng nhất mà tôi đã đương đầu để có thể giúp tôi quyết định những lựa chọn lớn lao. Bởi vì hầu như tất cả mọi thứ - lòng mong đợi từ bên ngoài, niềm kiêu hãnh, nỗi sợ hãi về sự thất bại hay bẽ bàng - những điều này sẽ bị rơi rụng trước cái chết, chỉ còn lại những gì thật sự quan trọng.
Ghi nhớ rằng bạn sẽ phải chết là cách tốt nhất mà tôi biết để có thể tránh được cạm bẫy của ý tưởng rằng bạn có cái gì đó để mất!”
Dường như Steve Jobs đã rất tâm đắc pháp môn quán niệm về sự chết. Một trong những pháp môn quán niệm mà Đức Phật đã giảng dạy trong mười pháp tùy niệm đó chính là niệm Chết (niệm diệt). Câu chuyện của Steve Jobs dường như vô tình cũng đã mang theo bóng dáng của cô bé quay tơ 16 tuổi, cư dân làng Alavi, được ghi lại trong chuyện tích Kinh Pháp Cú. Cô bé làm nghề quay tơ cũng đã thành tựu về mặt tâm linh nhờ vào pháp niệm này; và cũng đã từ giã thế giới rất sớm...
Thế nhưng có lẽ Steve Jobs đã cảm nhận về một dự báo rất gần khi ông ta phát biểu bằng một ngôn ngữ bộc trực và mãnh liệt rằng, “Không ai muốn chết cả. Thậm chí người muốn lên thiên đàng cũng không muốn chết để đến đó. Tuy nhiên, chết là điểm đến chung cho tất cả chúng ta. Chưa bao giờ có ai trốn thoát nó được. Và rằng, rất có thể Chết là một tạo phẩm tốt đẹp của đời sống. Nó là điểm thay đổi cuộc sống. Nó dọn sạch cái cũ và mở đường cho cái mới. Ngay bây giờ, cái mới là bạn, nhưng rồi ngày nào đó, không mấy lâu đâu, bạn sẽ từ từ trở thành cái cũ, và sẽ bị dọn sạch. Xin lỗi, vấn đề trở nên quá bi thương, nhưng nó là sự thật”.
Lối chỉ thẳng vào sự thật của cuộc sống biến chuyển vô thường rõ ràng nghe có vẻ ảm đạm và u buồn thật đấy! Nhưng đó không phải là một quan điểm bi quan mà là sự thật cho dù bạn muốn nói ra hay là không. Nên nhớ rằng, quán niệm về chết không phải để chết; quán niệm về chết là để sống tốt đẹp hơn và làm cho chính cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn trong mọi lĩnh vực và giá trị của nó.
Điều này được khẳng định khi Steve Jobs đánh giá về kẻ đồng hành của mình: “Vấn đề duy nhất của Hãng Microsoft là họ không có cái cảm thức thẩm mỹ. Họ tuyệt nhiên không có cảm thức thẩm mỹ. Tôi không nói điều đó theo lối hẹp, mà tôi nói điều đó trong một phương diện lớn lao, trong ý thức rằng họ không nghĩ đến những ý niệm ban sơ, và họ không đem nhiều yếu tố văn hóa vào trong những sản phẩm của họ”. Lời bình phẩm này cho thấy Steve Jobs quan tâm đến đời sống thẩm mỹ như thế nào và dĩ nhiên nó cũng lôi kéo chúng ta về với triết lý của những dấu chấm và nét chữ đẹp mà ông đã kể với chúng ta trong câu chuyện ban đầu.
Quán niệm về Chết theo tinh thần Phật giáo mà Steve ứng dụng vào đời sống của mình hẳn không hề mang dấu ấn bi quan nào hết. Trái lại, nó mở ra một con đường thênh thang với biết bao cơ hội chuyển hóa và thăng tiến theo giấc mơ lý tưởng của mình, bỏ lại đằng sau tất cả những vướng bận vào được mất, hơn thua cho cuộc sống nhị nguyên. Vâng, đấy chính là sức công phá vĩ đại của một tâm thức đã vượt lên trên thế giới vô thường vì đã “tỏ ngộ” về vô thường. Hẳn bạn không cần phải chờ cho tới khi già chết rồi mới hiểu được những giá trị chân thật của cuộc đời!
Chỉ một phút tĩnh tâm với một trang kinh, Steve Jobs đã hiểu được những giá trị thực thụ khi quán niệm về chết. Từ đó, ông đã ra sức sống hết mình với những gì tốt đẹp nhất và đeo đuổi mục tiêu của mình cho tới cùng. Động lực của của sự đeo đuổi này, dĩ nhiên, không phải vì hơn thua mà chính vì tấm lòng trân trọng cuộc sống, trân trọng những giá trị chân thật, và trân trọng cái “Mỹ” bên cạnh cái Chân và cái Thiện.
Có lẽ, bạn sẽ thấm thía hơn khi nghe Steve Jobs nói về cội nguồn hạnh phúc thật sự của đời mình trong mối tơ duyên nhọc nhằn của sống và chết: “Làm người giàu có nhất nằm trong nghĩa địa đối với tôi không thành vấn đề... Mỗi đêm khi đi ngủ và nói với mình rằng chúng ta đã làm điều gì đó thật là tuyệt vời... đó mới là vấn đề quan trọng với tôi.


Khải Thiên (HT Thích Tâm Thiện)

Sách vở chỉ là ngón tay



 hôm qua



hôm nay




ngày mai




bao giờ ? ? ?



A mind like sky



 A Mind Like Sky:
Wise Attention Open Awareness

By Jack Kornfield 



Meditation comes alive through a growing capacity to release our habitual entanglement in the stories and plans, conflicts and worries that make up the small sense of self, and to rest in awareness. In meditation we do this simply by acknowledging the moment-to-moment changing conditions—the pleasure and pain, the praise and blame, the litany of ideas and expectations that arise. Without identifying with them, we can rest in the awareness itself, beyond conditions, and experience what my teacher Ajahn Chah called jai pongsai, our natural lightness of heart. Developing this capacity to rest in awareness nourishes samadhi (concentration), which stabilizes and clarifies the mind, and prajna(wisdom), that sees things as they are.

We can employ this awareness or wise attention from the very start. When we first sit down to meditate, the best strategy is to simply notice whatever state of our body and mind is present. To establish the foundation of 
mindfulness, the Buddha instructs his followers "to observe whether the body and mind are distracted or steady, angry or peaceful, excited or worried, contracted or released, bound or free." Observing what is so, we can take a few deep breaths and relax, making space for whatever situation we find.

From this ground of acceptance we can learn to use the transformative power of attention in a flexible and malleable way. Wise attention—mindfulness—can function like a zoom lens. Often it is most helpful to steady our practice with close-up attention. In this, we bring a careful attention and a very close focus to our breath or a sensation, or to the precise movement of feeling or thought. Over time we can eventually become so absorbed that subject and object disappear. We become the breath, we become the tingling in our foot, we become the sadness or joy. In this we sense ourself being born and dying with each breath, each experience. Entanglement in our ordinary sense of self dissolves; our troubles and fears drop away. Our entire experience of the world shows itself to be impermanent, ungraspable and selfless. Wisdom is born.

But sometimes in meditation such close focus of attention can create an unnecessary sense of tightness and struggle. So we must find a more open way to pay attention. Or perhaps when we are mindfully walking down the street we realize it is not helpful to focus only on our breath or our feet. We will miss the traffic signals, the morning light and the faces of the passersby. So we open the lens of awareness to a middle range. When we do this as we sit, instead of focusing on the breath alone, we can feel the energy of our whole body. As we walk we can feel the rhythm of our whole movement and the circumstances through which we move. From this perspective it is almost as if awareness "sits on our shoulder" and respectfully acknowledges a breath, a pain in our legs, a thought about dinner, a feeling of sadness, a shop window we pass. Here wise attention has a gracious witnessing quality, acknowledging each event—whether boredom or jealousy, plans or excitement, gain or loss, pleasure or pain—with a slight bow. Moment by moment we release the illusion of getting "somewhere" and rest in the timeless present, witnessing with easy awareness all that passes by. As we let go, our innate freedom and wisdom manifest. Nothing to have, nothing to be. Ajahn Chah called this "resting in the One Who Knows."

Yet at times this middle level of attention does not serve our practice best. We may find ourself caught in the grip of some repetitive thought pattern or painful situation, or lost in great physical or emotional suffering. Perhaps there is chaos and noise around us. We sit and our heart is tight, our body and mind are neither relaxed nor gracious, and even the witnessing can seem tedious, forced, effortful.

In this circumstance we can open the lens of attention to its widest angle and let our awareness become like space or the sky. As the 
Buddha instructs in the Majjhima Nikaya, "Develop a mind that is vast like space, where experiences both pleasant and unpleasant can appear and disappear without conflict, struggle or harm. Rest in a mind like vast sky."

From this broad perspective, when we sit or walk in meditation, we open our attention like space, letting experiences arise without any boundaries, without inside or outside. Instead of the ordinary orientation where our mind is felt to be inside our head, we can let go and experience the mind's awareness as open, boundless and vast. We allow awareness to experience consciousness that is not entangled in the particular conditions of sight, sound and feelings, but consciousness that is independent of changing conditions—the unconditioned. Ajahn Jumnien, a Thai forest elder, speaks of this form of practice as Maha Vipassana, resting in pure awareness itself, timeless and unborn. For the meditator, this is not an ideal or a distant experience. It is always immediate, ever present, liberating; it becomes the resting place of the wise heart.

Fully absorbed, graciously witnessing, or open and spacious—which of these lenses is the best way to practice awareness? Is there an optimal way to pay attention? The answer is "all of the above." Awareness is infinitely malleable, and it is important not to fixate on any one form as best. Mistakenly, some traditions teach that losing the self and dissolving into a breath or absorbing into an experience is the optimal form of attention. Other traditions erroneously believe that resting in the widest angle, the open consciousness of space, is the highest teaching. Still others say that the middle ground—an ordinary, free and relaxed awareness of whatever arises here and now, "nothing special"—is the highest attainment. Yet in its true nature awareness cannot be limited. Consciousness itself is both large and small, particular and universal. At different times our practice will require that we embrace all these perspectives.

Every form of genuine awareness is liberating. Each moment we release entanglement and identification is selfless and free. But remember too that every practice of awareness can create a shadow when we mistakenly cling to it. A misuse of space can easily lead us to become spaced-out and unfocused. A misuse of absorption can lead to denial, the ignoring of other experiences, and a misuse of ordinary awareness can create a false sense of "self" as a witness. These shadows are subtle veils of meditative clinging. See them for what they are and let them go. And learn to work with all the lenses of awareness to serve your wise attention.

The more you experience the power of wise attention, the more your trust in the ground of awareness itself will grow. You will learn to relax and let go. In any moment of being caught, awareness will step in, a presence without judging or resisting. Close-in or vast, near or far, awareness illuminates the ungraspable nature of the universe. It returns the heart and mind to its birthright, naturally luminous and free.

To amplify and deepen an understanding of how to practice with awareness as space, the following instructions can be helpful. One of the most accessible ways to open to spacious awareness is through the ear door, listening to the sounds of the universe around us. Because the river of sound comes and goes so naturally, and is so obviously out of our control, listening brings the mind to a naturally balanced state of openness and attention. I learned this particular practice of sound as a gateway to space from my colleague Joseph Goldstein more than 25 years ago and have used it ever since. Awareness of sound in space can be an excellent way to begin practice because it initiates the sitting period with the flavor of wakeful ease and spacious letting go. Or it can be used after a period of focused attention.

Whenever you begin, sit comfortably and at ease. Let your body be at rest and your breathing be natural. Close your eyes. Take several full breaths and let each release gently. Allow yourself to be still.

Now shift awareness away from the breath. Begin to listen to the play of sounds around you. Notice those that are loud and soft, far and near. Just listen. Notice how all sounds arise and vanish, leaving no trace. Listen for a time in a relaxed, open way.

As you listen, let yourself sense or imagine that your mind is not limited to your head. Sense that your mind is expanding to be like the sky-open, clear, vast like space. There is no inside or outside. Let the awareness of your mind extend in every direction like the sky.

Now the sounds you hear will arise and pass away in the open space of your own mind. Relax in this openness and just listen. Let the sounds that come and go, whether far or near, be like clouds in the vast sky of your own awareness. The play of sounds moves through the sky, appearing and disappearing without resistance.

As you rest in this open awareness, notice how thoughts and images also arise and vanish like sounds. Let the thoughts and images come and go without struggle or resistance. Pleasant and unpleasant thoughts, pictures, words and feelings move unrestricted in the space of mind. Problems, possibilities, joys and sorrows come and go like clouds in the clear sky of mind.

After a time, let this spacious awareness notice the body. Become aware of how the sensations of breath and body float and change in the same open sky of awareness. The breath breathes itself, it moves like a breeze. The body is not solid. It is felt as areas of hardness and softness, pressure and tingling, warm and cool sensation, all floating in the space of the mind's awareness.

Let the breath move like a breeze. Rest in this openness. Let sensations float and change. Allow all thoughts and images, feelings and sounds to come and go like clouds in the clear open space of awareness.

Finally, pay attention to the awareness itself. Notice how the open space of awareness is naturally clear, transparent, timeless and without conflict—allowing all things, but not limited by them.

The Buddha said, "O Nobly Born, remember the pure open sky of your own true nature. Return to it. Trust it. It is home."

May the blessings of these practices awaken your own inner wisdom and inspire your compassion. And through the blessing of your heart may the world find peace.



This meditation is one of a variety of practices offered in Jack Kornfield's 
The Art of Forgiveness, Lovingkindness and Peace (Bantam Books).

Jack Kornfield, who spent many years studying Buddhism in Burma, Thailand and India, is co-founder of the Insight Meditation Society in Barre, Massachusetts, and the Spirit Rock Center in Woodacre, California. He holds a Ph.D. in clinical psychology.

A Mind Like Sky:Wise Attention Open Awareness
, Jack Kornfield, Shambhala Sun, May 2003.