Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

ĐÁM TRẺ BÊN SÔNG VỚI LÂU ĐÀI CÁT

KHÔNG GIAN TĨNH LẶNG: ĐÁM TRẺ BÊN SÔNG VỚI LÂU ĐÀI CÁT: ĐÁM TRẺ BÊN SÔNG VỚI LÂU ĐÀI CÁT Osho Đây là một câu chuyện thoạt nhìn rất đơn giản nhưng lại rất tuyệt vời; tất cả những điều tu...

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016

THANH LỌC TÂM


THANH LỌC TÂM
Ajahn Sumedho



Khi quán niệm hơi thở (anapanasati), bạn trụ tâm trên hơi thở. Nếu muốn, mỗi lần bạn có thể tập như thế khoảng mười phút. Khi hành thiền lâu hơn mười phút, bạn có thể quán hơi thở trong mười hay mười lăm phút đầu, cho đến khi tâm định và lắng xuống. Nếu tâm vẫn chưa an, bạn hãy tìm cách xem lại trong phương pháp thực hành có gì trục trặc. Bạn phải nhận ra được trạng thái tâm của mình lúc ấy; bạn sẽ thấy rằng tâm có thể dễ định hơn vào một thời điểm nào đó trong ngày. Nếu tâm khó định, có thể là vì bạn đang mệt mỏi, hay thân thể không được khỏe. Sau bửa ăn, tâm khó định vì năng lượng của cơ thể được dành ưu tiên cho việc tiêu hóa thức ăn.

Sau khi tập trung đi sâu vào việc quán hơi thở khoảng mười phút, bạn hãy buông hơi thở ra, không tập trung vào nó nữa. Thay vào đó, hãy quán sát những gì xảy ra, những gì đến rồi đi trong tâm; Hãy ghi nhận những tư tưởng và tình cảm sinh khởi. Ngay chính giây phút mà bạn biết là bạn đang suy nghĩ hay thấy là bạn đang bị chìm đắm trong suy nghĩ, đó chính là giây phút mà bạn đang chánh niệm. Nhưng ngay sau đó, bạn bắt đầu phán đoán và đánh giá sự thấy và biết của mình. Nếu lúc ấy, bạn bắt đầu cảm thấy tội lỗi hay có phản ứng chống lại với việc bị chìm đắm trong suy nghĩ, thì đó là lúc mà bạn đang lại tiếp tục tiến trình suy nghĩ của mình. Hay nếu bạn cố gắng tìm hiểu tại sao mình lại miên man suy nghĩ, đó chính là lúc mà bạn đang phân tích tâm của bạn. Vì thế hãy tiếp tục buông bỏ những suy nghĩ của mình và chỉ thuần quán sát mà thôi.

Lúc đầu chúng ta không thể chánh niệm liên tục được vì chúng ta có thói quen suy nghĩ hay đi lang thang từ tư tưởng nầy đến tư tưởng khác. Vì thế, chúng ta phải tập chánh niệm trong từng chập hay từng sát na. Khi thấy là mình đang bị chìm đắm trong suy nghĩ, ngay lúc đó bạn hãy trở về chánh niệm, để thấy được quá trình sinh và diệt của những tư tưởng và tình cảm của mình.

Thiền Minh Sát (tiếng Pali là Vipassana) có nghĩa là thấy một cách rõ ràng và biết rằng tất cả những gì đến sẽ ra đi và những gì sinh ra đều diệt tận. Đây là phương pháp hành thiền mà Đức Phật đã tìm ra và chỉ dạy lại cho chúng ta, và nếu thực hành theo cách đó, chúng ta có thể hiểu một cách rõ ràng những điều kiện xảy ra trong tâm, thấy và biết rằng chúng không ngừng thay đổi, chúng không phải là những tính chất của một cá thể, hay một cái ngã biệt lập. Những chúng sinh chưa giác ngộ không thể thấy như vậy. Họ xem tất cả những tư tưởng, ký ức, tình cảm, nhận thức, khái niệm, và ý thức về cơ thể là thể hiện của một cái ngã biệt lập. Nhưng những Phật tử như chúng tôi xem tất cả những gì xảy ra trong tâm đơn thuần chỉ là những điều kiện và những điều kiện nầy đến rồi đi, sinh rồi diệt. Nói khác đi, khi hành thiền minh sát, chúng ta chỉ làm một việc rất đơn giản, đó là thấy và biết tất cả những điều kiện sinh và diệt trong thân và tâm.

QUÁ TRÌNH THANH LỌC TÂM

Phần lớn những chúng sanh mê lầm và vô tâm thường đè nén và đẩy lùi hoặc xoá bỏ nhiều điều trong ý thức của họ. Chúng ta ức chế tất cả và chỉ chấp nhận một số điều kiện nào đó trong tâm mình. Đây là một thói quen được xã hội huân tập: Chúng ta chỉ cho phép hiện diện và hoạt động trong ý thức của mình những gì mà xã hội chấp nhận. Vì xã hội bảo chúng ta phải suy nghĩ với lý trí và chỉ nên có những tình cảm mà mọi người chấp nhận, nên chúng ta đẩy lùi và dấu nhẹm trong tâm những tình cảm tiêu cực như thù hận, xấu xa, điên rồ, ngu xuẩn hay bần tiện. Nhưng những tình cảm bị đè nén nầy sẽ không biến mất; chúng chỉ nằm yên ở đó. Chúng ta không thể triệt tiêu tư tưởng và tình cảm bằng cách đè nén chúng; Hành động đè nén thật ra chỉ là thái độ không chú ý đến mà thôi. Nhưng cuối cùng, những gì bị đè nén cũng sẽ trồi lên -- và đôi khi lại trồi lên trong những hoàn cảnh làm cho chúng ta vô cùng bối rối và xấu hổ.

Trong khi hành thiền, chúng ta để cho những gì bị đè nén từ lâu trồi lên và hiện ra trong tâm, cho dù chúng có vô lý và đáng sợ đến đâu. Khi chúng xuất hiện lên trong tâm, chúng ta hãy buông bỏ, tự khắc chúng sẽ biến mất. Đây chính là quá trình trong sạch hay thanh lọc tâm. Nó giống như tiến trình của việc chữa bịnh bằng cách rửa ruột vậy. Những gì tuôn ra từ ruột sẽ rất xấu xa và hôi thối, nhưng khi đã ra khỏi ruột rồi, bệnh nhân sẽ cảm thấy khỏe hơn nhiều.
Nếu sống ở đời mà không có trí tuệ, chúng ta sẽ luôn tìm cách mưu toan, vận động, lôi kéo, điều khiển và kiểm soát mọi người, thậm chí ngay cả chính bản thân của mình, để bòn mót và chắt lọc giữ lấy những gì mình thích, và chối bỏ những gì mình không thích. Và rồi, khi cuộc đời không cho phép chúng ta điều khiển và kiểm soát mọi việc theo ý muốn của mình, chúng ta sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng, và tất cả những gì mà chúng ta che đậy và dấu diếm từ trước đến nay sẽ tự phơi bày hay bị lột trần -- đó là biến cố tâm lý mà chúng ta gọi là sự khủng hoảng tinh thần hay khủng hoảng thần kinh. Tuy nhiên, nếu hành thiền, bạn sẽ vẫn trải qua những cuộc khủng hoảng tinh thần nhưng đó là những cuộc khủng hoảng mà bạn vẫn có khả năng điều khiển và làm chủ được mình. Bạn sẽ nhận ra rằng tất cả những tư tưởng và tình cảm bất thiện chỉ là những điều kiện của tâm, chúng đến rồi đi và không có tự ngã. Bạn có thể tự cởi trói cho mình bằng cách buông bỏ thay vì tìm cách kiểm soát hoặc đè nén chúng. Và qua việc làm đó, bạn khai mở và giải phóng tâm thức của mình.

Để thanh lọc tâm, chúng ta phải để cho những tư tưởng và tình cảm bị đè nén và ức chế từ lâu được trồi lên và hiện ra trong tâm một cách có ý thức. Tuy nhiên, người đời lại thường cho ý thức là cái gì thuộc về riêng mình, vì thế nên khi có sự bấn loạn hoặc phiền não xảy ra trong tâm, chúng ta thường nghĩ , "Tôi là một người đầy rối loạn và khổ sở." Nhưng khi hành thiền, chúng ta biết được rằng ý thức không phải là tự ngã, nó không phải là một người hay một cá nhân nào đó. Ý thức chỉ là một điều kiện của thế giới tự nhiên. Khi quán sát bản chất thay đổi không ngừng của ý thức, bạn sẽ biết rằng nó không phải là cái ngã, và sự thấy biết nầy chính là công cụ hay cách thức giúp bạn tháo gở và giải phóng tất cả những gì bị ức chế và đè nén trong tâm. Nó sẽ giúp những tư tưởng và tình cảm tiêu cực và bất thiện mà bạn chống ghét và đè nén xuất hiện rồi vĩnh viễn biến mất.

Bất cứ cái gì cũng có thể hiện lên trong ý thức. Nó có thể đẹp hay ghê tởm, thiện hay ác, hợp lý hay điên rồ. Nhưng trong khi hành thiền, những tính chất nầy không quan trọng. Bạn chỉ cần biết là ý thức đang thay đổi và biết là nó không có cái ngã biệt lập -- nó là vô ngã. Khi bạn hiểu và thấy được điều nầy đầy đủ và rõ ràng, bạn có thể dùng ý thức để giải phóng, buông xả, mở trói, thay vì cố ý tìm cách chọn lọc rồi dấu nhẹm vào tâm thức những tình cảm và tư tưởng mà bạn thích hoặc không thích.

Trong thiền minh sát, chúng ta không lựa chọn gì hết. Chúng ta để cho tất cả -- ngay cả những gì tầm thường và vô giá trị -- hiện ra trong tâm, rồi buông bỏ nó. Chúng ta thấy và biết những điều kiện nầy đơn thuần như chỉ là những điều kiện. Và vì thế, tự bản chất, thiền minh sát là một việc làm đầy bi mẫn. Chúng ta không tìm cách chiếm hữu và chấp thủ vào mỗi sự vật như thể nó là một thực thể có thật, là một con người có thật hay là một cái gì "thuộc về chúng ta". Thay vào đó, chúng ta chỉ thấy và biết mỗi sự vật như là một điều kiện sinh rồi diệt. Ngay cả nếu có những tư tưởng hay cái nhìn điên loạn, chúng ta vẫn có thể để cho chúng hiện lên trong tâm rồi quán sát thay vì đè nén hay chạy theo sự sai khiến của chúng. Ức chế hay mê lầm chạy theo những tư tưởng và tình cảm là hai thái cực; Trung Đạo theo như lời Đức Phật dạy là sự thấy biết thuần túy những điều kiện như là những điều kiện.


Cho phép mọi sự vật hiện ra có nghĩa là để cho những tư tưởng mà bạn không thích hay những nỗi lo âu sợ hãi hiện lên trong tâm. Để làm được việc này, bạn phải thành tâm nghĩ về những tư tưởng nầy. Vì thế, hãy suy nghĩ một cách có ý thức về những điều mà bạn đã giấu giếm một cách bí mật và hy vọng là người đời không một ai sẽ biết về chúng, về những gì mà bạn sợ sệt và không dám nghĩ đến. Những tình cảm bị ức chế và đè nén nầy chính là những động lực đã bí mật điều khiển cuộc đời bạn, vì thế bạn phải chủ tâm làm cho chúng hiện lên trong tâm để có thể nhận diện được chúng. Nhưng khi chúng hiện lên rồi, bạn phải lắng nghe rồi buông xả thay vì bám vào chúng và cho chúng là một cái gì đó đặc biệt khác thường. Hãy xem chúng chỉ là những điều kiện đến rồi đi trong tâm.

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2016

KHÔNG GIAN

GHI NHÂN KHÔNG GIAN
Ajahn Sumedho


http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/ghi-nhan-khong-gian-dang-cap-nhat.ovKHVLJX0ONm.html

NƯỚC GIẾNG và NƯỚC HỒ

NƯỚC GIẾNG VÀ NƯỚC HỒ

(Osho – Hành Trình Nội Tại)

Trong hàng ngàn năm, con người đã có cái ảo tưởng rằng người ta có thể đạt được kiến thức (trí tuệ) bằng cách tích lũy những tư tưởng của người khác.



Điều này hoàn toàn sai lầm. Chưa từng có ai có thể đạt được trí tuệ bằng cách tích lũy những tư tưởng của người khác cả. Trí tuệ đến từ bên trong, còn tư tưởng đến từ bên ngoài. Trí tuệ là của chúng ta, còn tư tưởng thì luôn luôn là của người khác, luôn luôn là vay mượn. Trí tuệ là nhịp đập của sự hiện hữu trong bạn, nó là sự phô bày những gì dấu kín ở bên trong bạn. Còn tư tưởng là tập hợp những gì mà người khác nói – bạn có thể thu thập từ kinh Gita, từ kinh Koran hay từ Kinh Thánh, hay từ những thầy giảng hoặc từ những lãnh tụ tôn giáo …

Những gì thu nhặt từ người khác không thể trở thành kiến thức của ta được, nó trở thành những cách thức nhằm che đậy sự vô minh, ngu dốt của ta. Khi vô minh của con người được che dấu, hắn không bao giờ có thể đạt được kiến thức. Bởi có ý nghĩ rằng đây là kiến thức của ta, ta sẽ bám chặt lấy chúng với toàn bộ con người của ta. Ta bám vào những tư tưởng của ta, ta không đủ can đảm để buông bỏ chúng. Ta hổ trợ, tiếp sức cho chúng vì nghĩ rằng chúng là kiến thức của ta: và nếu ta đánh mất chúng, ta sẽ trở thành vô minh. Nhưng nên nhớ rằng, dù con người có bám víu vào tư tưởng của mình cách nào đi nữa thì cũng chẳng thể nào nhờ chúng mà trở nên thông thái cho được.

Khi ta đào giếng, trước hết phải lấy đất đá đi rồi nước mới rỉ ra từ bên thành giếng. Nước có sẵn đấy rồi, không cần phải đem nước từ nơi khác đến. Chỉ có những lớp đất đá là cần phải lấy bỏ. Có vài chướng ngại, có vài cản trở. Một khi lấy bỏ chúng đi thì nước sẽ xuất hiện. Không cần phải đổ nước vào giếng, nước đã có sẵn đấy rồi – chỉ có một số chướng ngại cần phải lấy bỏ.

Trí tuệ hiện diện trong nội tại, không cần phải lấy từ nơi khác đến. Những nguồn suối của nó ẩn giấu bên trong, chỉ có các chướng ngại chen vào giữa, giống như đất và đá, là phải lấy bỏ bằng cách đào xới – rồi thì những nguồn suối của trí tuệ sẽ bắt đầu xuất hiện.

Nhưng ta có thể tạo ra cái giếng mà cũng có thể tạo ra cái hồ. Làm một cái hồ thì hoàn toàn khắc hẳn. Bạn không cần phải tìm mạch nước để là ra hồ. Cách thức để tạo ra hồ thì hoàn toàn ngược lại với cách thức để tạo ra giếng. Để làm hồ, bạn không cần phải đào bới đất đá, bạn phải đem chúng từ nơi khác đến và xây thành bốn mặt hồ. Khi xây thành hồ xong, thì nước chẳng tự đến, bạn phải lấy nước từ giếng của những người khác rồi đem đổ vào hồ. Nhìn trên bề mặt, hồ cho ta một ảo tưởng trông giống như giếng. Nó dường như trông giống như giếng. Bạn có thể nhìn thấy nước trong hồ cũng như nhìn thấy nước trong giếng, nhưng sự khác biệt giữa một cái hồ và một cái giếng cũng y như như sự khác biệt giữa trời và đất vậy.

Khác biệt đầu tiên là hồ tự thân nó không có nước. Trong thế giới này, không có cơn khát nào có thể được thỏa mãn bằng một cái gì đó không phải của nó. Những gì trong hồ đều là vay mượn và chẳng bao lâu trở nên hư thối – vì rằng những gì vay mượn thì đều không có sức sống, nó đã chết khô. Nước bất động trong hồ trở nên ứ đọng, hư và sẽ nhanh thối.

Nhưng giếng thì có mạch nước riêng của nó, nước không bao giờ ứ đọng. Một cái giếng tự nó có nguồn nước tuôn chảy.

Hai quá trình khác biệt xảy ra giữa hồ và giếng. Cái hồ sợ sẽ có ai đó đến lấy mất nước của mình. – bởi vì nếu bị lấy nước, hồ sẽ trống trơn.Còn giếng thì lại muốn có người đến múc nước đi để có nhiều nước tươi mát hơn đến tràn đầy giếng. – tươi mát và sinh động hơn. Cái giếng kêu lên, “ Lấy nước của tôi đi, tôi muốn chia sẻ”. Còn cái hồ lại bảo, “ Tránh ra! Đừng đụng đến nước của tôi, đừng lấy đi nước của tôi”. Cái hồ muốn có người mang nước đến đổ vào, để cho tài sản của nó được tăng lên. Nhưng nếu có người có thùng chứa, thì cái giếng lại muốn họ đến múc bớt nước đi để nó loại bớt nước cũ và có thêm nước mới. Cái giếng thì muốn chia sẻ, cái hồ lại muốn tích chứa.

Giếng có nguồn mạch được kết nối thông với đại dương. Trông một cái giếng dường như nhỏ bé, nhưng sâu bên trong nó được kết nối với cái vô biên, vô tận. Còn hồ dù lớn đến đâu, nó cũng chẳng có liên hệ gì với ai, nó tự khép kín. Nó chẳng có nguồn mạch nào mà cũng không có cách nào nối kết với cái vô tận được.

          Nếu ta đến nói chuyện với hồ về đại dương, cái hồ sẽ cười mà bảo, “Chẳng có thứ gì là đại dương cả. Tất cả chỉ là hồ thôi. Đại dương ở đâu nào!”. Cái hồ không hề có ý niệm gì về đại dương.

          Nhưng nếu ta khen ngợi nét đẹp của giếng, cái giếng sẽ khiêm tốn nghĩ rằng, “Có gì là của tôi đâu. Mọi thứ ở đây đều đến từ đại dương. Tôi có là gì! Những gì tôi có đều được kết nối với một cái gì nữa từ rất xa.” Cái giếng không có ý tưởng nào về cái “Tôi” của tự nó – “Tôi là”. Nhưng một cái hồ thì có tự ngã – “Tôi là”. Và điều thú vị là cái giếng thì rất lớn và cái hồ thì rất nhỏ. Giếng có tài sản riêng của mình nhưng hồ thì không.

          Tâm trí con người có thể trở nên giống như cái giếng hoặc như cái hồ - chỉ có hai khả năng để tâm trí con người trở nên như thế nào. Với người mà tâm trí của hắn trở nên như cái hồ thì dần dần, từ từ sẽ trở nên điên khùng. Tâm trí của chúng ta thảy đều đã trở thành cái hồ.

           Chúng ta không tạo ra giếng, chúng ta chỉ tạo ra hồ. Ta thu thập những thứ trên khắp thế giới – từ sách vở, kinh thánh, từ những lời giảng – ta thu thập chúng hết thảy và nghĩ rằng ta đã trở thành một người có học thức. Ta đã phạm phải sai lầm của hồ. Cái hồ nghĩ rằng nó là cái giếng – sở dĩ ảo tưởng này hình thành là do ở trong giếng cũng như hồ, người ta đều thấy có nước.

          Bạn có thể tìm kiếm kiến thức từ một học giả, từ một thầy giáo và từ những người hiểu biết, có trí tuệ, nhưng học giả là một cái hồ còn người trí tuệ chính là cái giếng. Có sự khác biệt giữa hai loại người này. Bạn không thể tưởng tượng được sự khác biệt này là căn bản và thâm sâu tới mức độ nào. Kiến thức của một học giả chỉ là vay mượn và là héo mục, thối rửa. Tất cả những chuyện rắc rối xảy ra trên thế giới này đều có nguyên nhân là do kiến thức của những học giả ấy.


Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

ĐI VÀO BẦU TRỜI TRONG VEO

Đi vào bầu trời trong trẻo
Osho 
(Thiền – Tự do đầu tiên và cuối cùng)

Tìm thấy không gian bên trong

Cái trống rỗng là trung tâm bên trong nhất của bạn. Mọi hoạt động đều chỉ ở phần ngoại vi: trung tâm bên trong nhất chỉ là số không.



Trong mùa hè khi bạn thấy toàn bộ bầu trời trong trẻo vô tận, đi vào trong sự sáng tỏ ấy.
Thiền về bầu trời đi: bầu trời mùa hè không mây, trống rỗng và trong trẻo vô tận, chẳng có gì di chuyển trong nó, trong sự trinh bạch hoàn toàn của nó. Suy tư về nó, thiền về nó, và đi vào sáng tỏ này. Trở thành sáng tỏ này, sáng tỏ tựa không gian này.

Thiền về bầu trời là đẹp đẽ. Nằm xuống để cho bạn quên đi mặt đất; nằm ngửa trên bất kì bãi cát nào một mình, trên bất kì mảnh đất nào, và chỉ nhìn lên trời thôi. Bầu trời trong trẻo sẽ có ích - trời không mây, vô tận. Khi nhìn lên, ngước nhìn vào bầu trời, cảm thấy sự sáng tỏ của nó - sự mở rộng không giới hạn, không mây mù - và rồi đi vào sự sáng tỏ đó, trở thành một với nó. Cảm thấy dường như bạn đã trở thành bầu trời, thành không gian.

Kĩ thuật này - nhìn vào sự sáng tỏ của bầu trời và trở thành một với nó - là một trong những kĩ thuật được thực hành nhiều nhất. Nhiều tín ngưỡng đã dùng kĩ thuật này. Và đặc biệt cho tâm trí hiện đại, nó rất có ích, vì chẳng có gì còn lại trên trái đất để thiền nữa - chỉ còn bầu trời. Nếu bạn nhìn xung quanh, mọi thứ đều nhân tạo, mọi thứ đều bị giới hạn, với biên giới, giới hạn. Chỉ có bầu trời là tĩnh lặng, may mắn thay, cởi mở cho việc thiền.

Thử kĩ thuật này đi, nó sẽ có ích, nhưng nhớ ba điều. Một: đừng nháy mắt - cứ nhìn thẳng. Cho dù mắt bạn có cảm thấy mỏi và nước mắt chảy ra, cũng đừng lo lắng. Ngay cả những giọt nước mắt đó sẽ là một phần của việc khuây khoả; chúng sẽ có ích. Những giọt nước mắt đó làm cho mắt bạn được hồn nhiên hơn và được tắm trong tươi tắn. Bạn cứ nhìn thôi.

Điều thứ hai: đừng nghĩ về bầu trời, nhớ lấy. Bạn có thể bắt đầu nghĩ về bầu trời. Bạn có thể nhớ đến nhiều bài thơ, nhiều bài thơ hay về bầu trời - thế thì bạn sẽ lỡ mất vấn đề. Bạn không nên nghĩ về nó - bạn nên đi vào nó, bạn nên trở thành một với nó - vì nếu bạn bắt đầu nghĩ về nó, lần nữa rào chắn sẽ được dựng lên. Bạn lại lỡ bầu trời lần nữa, và bạn lại bị bao vây trong tâm trí mình lần nữa.

Đừng nghĩ về bầu trời. Là bầu trời đi. Chỉ nhìn và di chuyển vào trong bầu trời, và cho phép bầu trời di chuyển vào trong bạn. Nếu bạn di chuyển vào trong bầu trời, bầu trời sẽ di chuyển vào trong bạn ngay lập tức.

Làm sao bạn có thể làm được việc đó? Làm sao bạn sẽ làm được việc đó - việc chuyển vào trong bầu trời này? Cứ nhìn xa mãi xa mãi đi. Cứ tiếp tục nhìn - dường như bạn đang cố tìm ra biên giới. Đi sâu vào. Đi vào nhiều nhất có thể được. Chính khoảnh khắc đó sẽ phá vỡ rào chắn. Và phương pháp này nên được thực hành trong ít nhất bốn mươi phút; ít hơn sẽ không có tác dụng, sẽ không có ích nhiều lắm.

Khi bạn thực sự cảm thấy rằng bạn đã trở thành một, thế thì bạn có thể nhắm mắt. Khi bầu trời đã đi vào trong bạn, bạn có thể nhắm mắt. Bạn sẽ có thể thấy nó cũng ở bên trong nữa. Cho nên chỉ sau bốn mươi phút, khi bạn cảm thấy rằng cái một đã xảy ra và có sự cảm thông và bạn đã trở thành một phần của nó và tâm trí không còn nữa, nhắm mắt lại và duy trì trong bầu trời bên trong.

Sáng tỏ sẽ giúp cho điều thứ ba: “đi vào sáng tỏ đó.” Sáng tỏ sẽ giúp - bầu trời không ô nhiễm, không mây. Nhận biết về sáng tỏ tất cả đang bao quanh bạn. Đừng nghĩ về nó; chỉ nhận biết về sáng tỏ, cái thuần khiết, cái hồn nhiên. Không nên lặp lại những lời này. Bạn phải cảm thấy chúng chứ đừng nghĩ về chúng. Và một khi bạn nhìn vào trong bầu trời, cảm giác sẽ đến, vì việc tưởng tượng ra những điều này không phải là phần bạn - chúng có đấy rồi. Nếu bạn nhìn chúng sẽ bắt đầu xảy ra cho bạn. Nếu bạn thiền về bầu trời không mây rộng mở, bỗng nhiên bạn sẽ cảm thấy nhận biết rằng dường như bầu trời trong trẻo cũng đã đi vào trong bạn nữa. Sẽ có khoảng hở. Với thời gian, ý nghĩ sẽ dừng - dường như giao thông đã dừng và không ai di chuyển nữa.



Ban đầu đấy chỉ là những khoảnh khắc, nhưng ngay cả những khoảnh khắc đó cũng đang biến đổi. Lát nữa thôi tâm trí sẽ chậm dần, lỗ hổng lớn hơn sẽ xuất hiện. Trong vài phút sẽ không còn ý nghĩ nữa, không còn mây nữa. Và khi không còn ý nghĩ, không mây, bầu trời bên ngoài và bầu trời bên trong trở thành một, vì chỉ ý nghĩ mới tạo ra bức tường. Chỉ vì ý nghĩ mà bên ngoài mới là bên ngoài và bên trong mới là bên trong. Khi ý nghĩ không có đó, bên ngoài và bên trong mất biên giới của chúng, chúng trở thành một. Biên giới chưa bao giờ thực sự tồn tại ở đó cả. Chúng chỉ dường như có đó bởi vì ý nghĩ, cái rào chắn.

Nhưng đấy không phải là mùa hè, bạn sẽ làm gì đây? Nếu bầu trời đầy mây, không trong sáng, thế thì nhắm mắt lại và đi vào bầu trời bên trong. Nhắm mắt, và nếu bạn thấy ý nghĩ nào đó, thấy chúng dường như chúng là mây nổi trên bầu trời. Nhận biết về nền tảng, về bầu trời, và về khác biệt với ý nghĩ.

Chúng ta quá bận tâm tới ý nghĩ và chẳng bao giờ nhận biết đến lỗ hổng. Một ý nghĩ trôi qua, và trước khi một ý nghĩ khác đi vào, có một lỗ hổng - trong lỗ hổng đó bầu trời có đấy. Thế thì, bất kì khi nào không có ý nghĩ, sẽ có gì ở đấy? Cái trống rỗng có đấy. Cho nên nếu bầu trời mây mù - không phải vào mùa hè và trời không trong - nhắm mắt lại tập trung tâm trí bạn vào nền tảng, bầu trời bên trong mà trong đó ý nghĩ tới rồi đi. Đừng chú ý nhiều tới ý nghĩ; chú ý đến không gian trong đó chúng di chuyển.

Chẳng hạn, chúng ta đang ngồi trong phòng này. Tôi có thể nhìn vào căn phòng này theo hai cách. Hoặc tôi có thể nhìn vào bạn, để cho tôi dửng dưng với không gian bạn đang ở trong đó, không gian căn phòng, cái phòng bạn đang ở đó - tôi nhìn vào bạn, tôi tập trung tâm trí mình vào bạn, người đang ở đây, và không chú ý vào căn phòng nơi bạn đang ở - hay, tôi có thể thay đổi tập trung của mình: tôi có thể nhìn vào căn phòng, và tôi trở nên dửng dưng với bạn. Bạn có đấy, nhưng nhấn mạnh của tôi, sự hội tụ của tôi, là vào căn phòng. Thế thì toàn bộ khung cảnh thay đổi.

Làm điều này trong thế giới bên trong đi. Nhìn vào không gian. Ý nghĩ đang di chuyển trong nó: dửng dưng với chúng, đừng chú ý gì vào chúng cả. Chúng có đó; ghi nhận rằng chúng có đó, đang di chuyển. Giao thông đang vận hành trên phố. Nhìn vào phố và dửng dưng với giao thông. Đừng nhìn để thấy người đi qua; chỉ biết rằng cái gì đó đang trôi qua và nhận biết về không gian mà nó diễn ra trong đó. Thế thì bầu trời mùa hè xảy ra bên trong.