Thứ Ba, 14 tháng 9, 2021
Thứ Tư, 9 tháng 6, 2021
Thứ Tư, 26 tháng 5, 2021
TỰ NGÃ (ATTA) TRONG KINH PALI
TỰ NGÃ
trong
KINH PALI
]
Minh Tuệ
Đỗ Minh
Nếu
chúng ta hỏi “Có Tự Ngã không?” thì có lẽ 99% những người theo đạo Phật sẽ trả
lời là “Không” chắc nịch!
Điều
này cũng dễ hiểu vì ai học Phật cũng biết một điều rất căn bản là: Ngũ Uẩn là
vô thường, khổ và vô ngã. Nói rộng hơn
là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức này là vô thường, khổ, vô ngã.
Có
lẽ chữ “vô ngã” thường được hiểu là “không có tự ngã” nên ai nói rằng “có tự
ngã” thì đương nhiên là người ấy nói sai.
Trong
khi đó, ý nghĩa của “vô ngã” này trong rất nhiều bài kinh Phật đều là “không phải là ta, không phải là của ta,
không phải là tự ngã của ta”. (netam mama, neso hamasmi, na meso atta’ti). Mở rộng
hơn nữa thì đó chính là: Ngũ uẩn này vốn “không phải là ta THẬT, không phải là
của ta THẬT, không phải là tự ngã THẬT của ta”
Vậy
thì “Cái gì THẬT là ta, cái gì THẬT là của ta, cái gì THẬT là tự ngã của ta”?
Và
cũng với cách hiểu “không có tự ngã” phổ biến như trên thì chắc chắn câu trả lời
sẽ là:
“Chẳng
có gì thật là ta cả, chẳng có gì thật là của ta cả, chẳng có gì thật là tự ngã
của ta cả”
-------------
Đức
Phật có bao giờ nói về “tự ngã” không?
Chúng
ta hãy cùng nghe lại một số câu kinh trong Kinh Pháp Cú, phẩm Tự Ngã:
Ai
biết yêu tự ngã
Phải
khéo bảo vệ mình
Người
trí trong ba canh
Phải
luôn luôn tỉnh thức (Pháp Cú 157)
Hay
Tự
mình y chỉ mình
Không
có y chỉ khác
Nhờ
khéo điều phục mình
Được
y chỉ khó được (Pháp Cú 160)
Nếu
không có cái gì đó gọi là ‘tự ngã’, tại sao Phật lại bảo mình ‘yêu’?
Nếu
không có cái gì đó gọi là ‘chính mình’, tại sao Phật lại khuyên mình phải khéo
‘bảo vệ’?
Nếu
không có cái ‘tự ngã’ này, cái ‘chính mình’ này, tại sao Phật lại dạy ta phải
‘y chỉ’ vào nó?
Và
qua những lời kinh này, chúng ta không thể nói rằng ‘không có tự ngã’ được,
không có ‘chính mình’ được.
Vậy
Atta – tự ngã – mà Phật bảo mình yêu quý, bảo vệ, y chỉ, nương tựa ấy là cái gì
trong chúng ta?
----------------
Nếu
chúng ta thấy được hai thực tại vô vi và hữu vi vốn hiện hữu bên trong mỗi
chúng sanh thì có thể hiểu lời Phật như thế này:
-
Atta (tự ngã) chỉ cho thực tại vô vi
-
Anatta (không phải là tự ngã) chỉ cho thực tại hữu vi.
Mà
ngũ uẩn hữ vi là anatta, là vô ngã (không phải là ta, không phải là của ta,
không phải là tự ngã của ta) thì Atta ở đây là cái gì? Phải chăng là cái có khả
năng biết được, quan sát được sự vân hành của ngũ uẩn sinh diệt, thấy biết được
những hoạt động của tấm thân ngũ uẩn hữu vi này? Cái đó gọi là ‘ngoại uẩn’
(bahira-khandha) đồng nghĩa với Niết-bàn hay pháp vô vi.
Nếu
ai đó nói rằng ‘ngũ uẩn này là ta, là atta’ thì đương nhiên là người đó nói
sai. Nhưng nếu nói rằng Atta chính là Tâm Biết Vô Vi hay Pháp Ngoại Uẩn Niết-bàn
thì chắc chắn rằng người ấy đã nói đúng!
-------
Bên
cạnh những câu kinh Pháp Cú vừa mới đề cập ở trên, bây giờ chúng ta cùng đọc lại
một lời kinh nổi tiếng khác mà ai cũng biết là:
"Hãy tự mình làm hòn đảo
cho chính mình, làm ngọn đèn cho chính mình (atta-dipa viharatha), hãy tự mình
y tựa chính mình (atta-sarana), chớ y tựa một cái gì khác. Dùng chánh pháp làm
hòn đảo, làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm nơi nương tựa, chớ nương tựa một cái
gì khác."
Vậy
cái gì bên trong chúng ta có khả năng làm hòn đảo, làm ngọn đèn, làm chánh pháp
để chúng ta có thể nương tựa vào nó?
Và
chúng ta không thể không đồng ý rằng khái niệm Atta khi được Đức Phật sử dụng
trong những kinh trên chính là muốn nói đến cái Tánh Biết Vô Vi hay bản thể thật
sự bất tử, không sinh không diệt vốn có sẵn nơi mỗi chúng sanh.
Có
phải Tâm Biết ấy cũng đồng nghĩa với Chân Tâm, Chân Ngã, Chân Tánh, Tự Tánh,
Giác Tánh, bản Tâm, Tâm Nguồn mà chúng ta vẫn thường hay nghe hay không?
(TỰ
NGÃ TRONG KINH NIỆM XỨ)
Bây
giờ chúng ta nói thêm một chút về Kinh Đại Niệm Xứ.
Trong
bản kinh này, chúng ta sẽ gặp được rất nhiều chữ “Tôi”: “Tâm Tôi”, “Tôi Biết”
v.v..
“Khi
Tâm Tôi có tham, Tôi biết Tâm tôi có tham”, “Khi Tâm tôi có sân, Tôi biết Tâm
tôi có sân”, “Khi thở ra Tôi biết Tôi đang thở ra”, Khi thở vô, Tôi biết Tôi
đang thở vô” v.v..
Rất
nhiều, rất nhiều những lời kinh như thế. Vậy Tôi ở đây là Tôi nào đây? Tôi nhận
biết hay Tôi được nhận biết? Tôi chủ thể hay tôi khách thể?
Một
lần nữa, chúng ta thấy rõ ràng rằng có hai pháp: “Một pháp là Tôi và một pháp
không phải là tôi”.
Do
phần lớn chúng sanh đang sống trong vô minh lầm tưởng “cái không phải là tôi” lại
là “tôi” (bản ngã) nên có phải vì thế Đức Phật mới nhấn mạnh đến cái Atta thực
này để phá tan ngộ nhận?
Chúng
ta có thể tạm gọi là “Tôi lớn và tôi nhỏ”, “Tôi thật và tôi giả” để phân biệt
hai thực tại Vô vi và Hữu vi mà chúng ta vừa phân tích ở trên.
Trong
Phật Giáo, không hiểu được ý nghĩa thật sự của từ “Ngã” hay “Tự Ngã”, làm sao
chúng ta có thể cảm nhận được những câu như thế này:
Thiên
thượng thiên hạ
Duy
ngã độc tôn
Nhất
thiết thế gian
Sanh
lão bệnh tử
(Trên trời dưới trời
Ta là trên hết
Tất cả thế gian
Sanh già bệnh chết)
Hay
Nhược
dĩ sắc kiến ngã,
Dĩ
âm thanh cầu ngã,
Thị
nhân hành tà đạo,
Bất
năng kiến Như Lai.
(Nếu dùng sắc thấy Ta
Dùng âm thanh cầu Ta
Người đó hành đạo tà
Không thể thấy Như Lai)
Khi
hiểu được ý nghĩa thâm sâu của từ “Tự Ngã”. “Atta” như vậy, tâm chúng ta sẽ mở
rộng phóng khoáng hơn rất nhiều , nhất là khi tiếp nhận những lời giảng của các
vị đạo sư đương thời, tất nhiên là đôi khi không cùng truyền thống với chúng
ta.
Vì
nếu không hiểu đúng, chúng ta lại quy chụp cho họ là “ngoại đạo”. “tà kiến” mà
không biết rằng “kẻ ngoại”, “kẻ tà” có vấn đề lại chính là mình. Nếu chuyện đó
xảy ra thì thật là đáng tiếc !
Namo
Buddhaya
TÂM BIẾT CẢNH
TÂM
BIẾT
CẢNH
(TÂM VÔ VI BIẾT CẢNH HỮU VI)
]
Minh Tuệ Đỗ Minh
TÂM VÀ CẢNH TRONG KINH TẠNG PALI VÀ VI DIỆU
PHÁP
Tựa đề
của bài viết này có nguồn gốc từ định nghĩa về Tâm trong môn Vi Diệu Pháp.
Trước tiên chúng tôi xin mở đầu
bằng 4 câu kinh Pháp Cú. Hai câu đầu tiên về ‘pháp sinh diệt’ và ‘pháp bất tử’:
Tốt
hơn sống một ngày
Thấy
được pháp sinh diệt
Hơn
sống một trăm năm
Không
thấy pháp sinh diệt (Pháp Cú 113)
Tốt
hơn sống một ngày
Thấy
được pháp bất tử
Hơn
sống một trăm năm
Không
thấy pháp bất tử (Pháp Cú 114)
Pháp
sinh diệt thì hầu như ai cũng có thể thấy được nhưng thấy và không đồng hóa
mình với chúng thì đó mới là cái thấy của một người thực sự có trí tuệ.
Pháp bất
tử trong câu 114 thì có vẻ khó hơn, vượt ngoài khả năng hiểu biết của nhiều người.
‘Bất tử’ nghĩa là ‘không chết’, ‘không diệt’, sở dĩ không diệt là bởi vì những
pháp ấy ‘không sanh’, hay ‘vô sanh’, còn gọi là ‘pháp vô sanh bất tử’ hay đơn
giản hơn là ‘pháp không sinh không diệt’.
Ở đây,
qua lời Phật thì chúng ta thấy rõ là cả hai pháp này, sinh diệt và bất tử, đều
có sẵn trong mỗi con người chúng ta. Thế thì cái gì được gọi là “pháp sinh diệt’,
cái gì là ‘pháp bất tử’?
Chúng
ta sẽ trở lại vấn đề này ở phần sau khi nói về Tâm và Cảnh.
Bây giờ
đến hai câu kinh Pháp Cú tiếp theo là 11 và 12 về ‘pháp thật’ và ‘pháp giả’:
“Chân
thật tưởng không chân
Không
chân tưởng chân thật
Không
chứng được chân thật
Do
tà tư tà hạnh” (Pháp Cú 11)
Chân
thật biết chân thật
Không
chân biết không chân
Chúng
chứng được chân thật
Do
chánh tư chánh hạnh” (Pháp Cú 12)
Và tư bốn
câu kinh ngắn gọn, cô đọng này chúng ta sẽ rất dễ dàng nhận ra ‘pháp sinh diệt
đồng nghĩa với ‘pháp không chân’ hay ‘pháp giả’; và “pháp bất tử’ đồng nghĩa với
‘pháp chân thật’ hay ‘pháp thật’.
Xin diễn
lại hai câu 11 và 12 như sau:
“Pháp giả biết là giả Pháp thật
biết là thật
Chúng chứng được pháp thật Do
thấy đúng hành đúng”
“ Pháp giả tưởng là thật Pháp
thật thì không biết
Không chứng được pháp thật Do
thấy sai hành sai”
Như vậy
chúng ta vừa bàn sơ qua về pháp sinh diệt hay pháp giả và pháp không sinh không
diệt hay pháp thật.
Hai thực
tại này, nếu dùng thuật ngữ khái quát hơn, thì đó chính là ‘pháp hữu vi’ và
‘pháp vô vi’ (sankhata dhamma và asankhata dhamma).
Trong
kinh Phật có một lời kinh mà chúng tôi vẫn thường nhắc đi nhắc lại là “Người
có trí tuệ phải là người thấy được cả hai pháp vô vi và pháp hữu vi” (Kinh
Trung Bộ 140) để nhấn mạnh về tầm quan trọng của cái nhìn toàn diện cần
phải có này.
Pháp hữu
vi là pháp điều kiện, do duyên hợp nên sinh diệt, biến hoại, vô thường. Pháp vô
vi là pháp không điều kiện, không do duyên hợp nên không sinh không diệt, thường
hằng, bất tử.
Bây giờ
chúng ta đề cập đến chuyện Tâm và Cảnh. Trong môn học Vi Diệu Pháp có một định
nghĩa rất hay về Tâm như sau: “Tâm là sự nhận biết” (Cittananmattam
Cittam) hay “Tâm là sự biết cảnh” (Arammanan Cinteti Cittam).
Như vậy,
qua định nghĩa này, chúng ta thấy rõ ràng là có 2 phần: Tâm và Cảnh: Tâm nhận
biết và Cảnh được nhận biết, hay Chủ thể và khách thể.
Cảnh là
những gì mà Tâm có thể quan sát được, nhận biết được. Ngũ uẩn hay 12 xứ, 18 giới
. . . nói chúng là pháp hữu vi đều được gọi là cảnh.
Bây giờ
chúng ta đi sâu hơn một chút vào phần căn bản của môn Vi Diệu Pháp. Xin nói
thêm rằng khi bắt đầu học và nghiên cứu môn học này, chúng ta phải thông suốt một
điều rất cơ bản là “tất cả các pháp gồm cả hữu vi và vô vi đều có sẵn trong mỗi
chúng ta”.
Toàn bộ chi pháp được chia ra gọi là 4 pháp chân đế:
1. Tâm vương (citta),
2.
Tâm sở (cetasika),
3.
Sắc pháp (rupa) và
4.
Niết-bàn (Nibbana).
Cụ thể
hơn là pháp chân đế hữu vi gồm có: 89 tâm vương, 52 tâm sở và 28 sắc pháp. Còn
pháp chân đế vô vi là Niết-bàn.
Từ định
nghĩa “Tâm biết cảnh”, chúng ta có thể chia ra làm 2 như thế này:
TÂM BIẾT |
CẢNH |
? |
1.
Tâm vương |
2.
Tâm sở |
|
3.
Sắc pháp |
Và nếu
Cảnh gồm toàn bộ pháp hữu vi như vậy thì “Tâm Biết là pháp nào? Tâm Biết nằm ở
đâu trong bảng nêu?” Chỉ còn lại một pháp duy nhất là chấm vàng lớn nằm phía dưới,
bên phải mà ai học môn này cũng đều quen thuộc, đó chính là Pháp Vô Vi Niết
Bàn.
Và cũng
từ đây, chúng ta có thể khai triển rộng hơn về “Tâm Biết Cảnh” như sau:
Tâm Biết Vô Vi (Niết
Bàn) |
Biết |
Cảnh Hữu Vi |
Tâm Ngoại Uẩn |
Biết |
Cảnh Ngũ Uẩn (Danh Sắc) |
Hay nói
theo cách pháp thật, pháp giả hay pháp sinh diệt, pháp bất tử mà chúng ta đã đề
cập từ đầu thì “Tâm và Cảnh” sẽ trở thành:
Tâm Thật |
Biết |
Cảnh Giả |
Tâm Bất tử |
Biết |
Cảnh Sinh Diệt |
Đây là
chuyện trọng đại trong cả pháp học lẫn pháp hành, nên tuy đây chỉ là một bài viết
ngắn, chúng tôi hy vọng cũng đủ để cho chúng ta có được một cái nhìn tổng quát
về giáo pháp của Đức Thế Tôn mà ngày nay chúng ta vẫn còn được duyên lành để học
hỏi, thực hành. Nhất là với những người hành thiền, chắc chắn con đường thiền tập
sẽ tiến bộ nhanh hơn khi hiểu được những tinh hoa này từ Pháp Phật.
Trong
kinh nhật tụng có một câu rất hay tóm tắt về vấn đề này “Các pháp hữu vi vốn không bền vững,
chúng có tánh sanh diệt là thường, vì nhân sanh rồi diệt, diệt rồi sanh, nên
thường đem tới sự khổ não, chỉ có Niết Bàn là pháp tịch diệt, dứt khỏi pháp hữu
vi ấy được, mới có sự an vui tuyệt đối.”
Và
chúng ta thấy rất rõ ràng rằng: muốn đoạn trừ được các pháp hữu vi, chúng ta phải
sử dụng pháp Vô Vi Niết Bàn, vốn tịch diệt hay không sinh không diệt vốn đã có
sẵn nơi chính mình, chỉ chờ chúng ta có mắt nhận ra.
Và chỉ
có pháp vô vi này, chỉ an trú vào Tâm Biết Vô Vi Niết Bàn hay Tánh Biết không
sinh không diệt này thì quá trình xả ly các pháp hữu vi mới có thể đi được đúng
hướng.
Giờ đây
chúng ta sẽ nói đến nghĩa lý của “ Tâm
Biết Cảnh” trong Kinh Đại Niệm Xứ.
TÂM
VÀ CẢNH
TRONG
THIỀN TỨ NIỆM XỨ
Chúng
ta bắt đầu với câu nhập đề của kinh Niệm Xứ, và cũng là câu kết luận của bài
kinh nổi tiếng này:
“Đây là
con đường độc nhất đưa đến sự thanh tịnh cho chúng sanh, vượt qua sầu não, đoạn
tận khổ ưu, thành tựu chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn – đó là Tứ Niệm Xứ”
Nếu
chia thành hai phần theo cách Tâm và Cảnh thì ta có thể chia như sau:
1.
TÂM: Thanh Tịnh, Chánh Lý (Chánh Trí), Niết
Bàn.
2.
CẢNH: Sầu Não, Khổ Ưu
Hay
nhìn xuyên suốt cả bài kinh với “bốn nền tảng” (thân thọ tâm pháp) thì hai phần
Tâm và Cảnh được chia thành:
1. TÂM:
Pháp Nhận Biết, Pháp Tuệ Tri
2. CẢNH:
Thân Thọ Tâm Pháp.
Trước
khi đi vào sâu hơn về cách chia này, chúng tôi xin trình bày cách hiểu chủ quan
về lời kinh nhập đề :
“Đây là con đường độc nhất, là cách độc nhất
để giúp chúng sanh nhận ra được cội nguồn thanh tịnh nơi chính mình, thấy ra được
bản tâm thanh tịnh vô vi vốn là bản chất chân thật đã có sẵn nơi chính mình. Đó
cũng chính là Chân lý, là Sự Thật, là Đạo, là Niết-bàn vốn đã sẵn có nơi mỗi
chúng sanh. Phật thuyết kinh này là để giúp chúng ta trực tiếp nhận ra được, thấy
ra được cốt tủy ấy. Và từ ánh sáng thanh tịnh của Tánh Biết Vô Vi ấy, chúng ta
nhận biết, quan sát sầu não khổ ưu, hay nói chung là tất cả các pháp hữu vi
sinh diệt đang xuất hiện trong Tánh Biết đó, để vượt qua chúng, để đoạn tận
chúng.
Bản chất của chúng sanh vốn đã thanh tịnh
nhưng sự thanh tịnh đó vẫn còn nhiều “bịnh” bám vào nên Cái Biết thanh tịnh ấy
cần phải được đánh thức và an trú vào nó để quan sát và buông xả đủ thứ “bịnh”
do vô minh, ái dục gây nên. Chỉ có như vậy chúng ta mới có khả năng “không
nương tựa, không chấp trước, không bám viu, không đồng hóa vơi bất cứ một pháp
hữu vi sinh diệt nào trên tấm thân giả hợp này”.
Trong
kinh tạng, Đức Phật nói những lời như “hãy yêu tự ngã”, “bảo vệ chính mình”, y
chỉ chính mình”, nương tựa vào hòn đảo hay ngọn đèn nơi chính mình” cũng là muốn
chúng ta nhận ra Bản Tâm Thanh Tịnh này.
Trở lại
với hai pháp cốt lõi là vô vi và hữu vi, thì hai phần trên trong đoạn kinh mở đầu
được phân thế này”
1.
TÂM VÔ VI: Thanh Tịnh – Chánh Lý – Niết
Bàn.
2.
CẢNH HỮU VI: Sầu Não – Khổ Ưu.
Hay:
1.
TÂM VÔ VI: Cái Biết, Cái Tuệ Tri.
2.
CẢNH HỮU VI: Thân Thọ Tâm Pháp.
Xin
trích thêm một vài ý kinh trong bài:
“Vị ấy
quán tánh sinh diệt trên thân / trên thọ / trên tâm / trên pháp . . .”, nếu
nhìn sâu, nhìn kỹ chúng ta luôn luôn thấy có hai thực tại cùng hiện hữu song
song: phần “quán” và phần “tánh sinh diệt”. Cái gì quán? Là Tâm. Cái gì sinh diệt?
Là Cảnh.
Hay:
“Vị ấy
không nương tựa, chấp trước bất cứ một vật gì ở trên đời”. Pháp gì
‘không nương tựa, không chấp trước”? Pháp Tâm. Pháp gì là pháp ‘ở trên đời’?
Pháp Cảnh.
Và tinh
thần cốt lõi của Thiền Quán là gì? Thái độ chân chánh khi hành thiền Vipassana là gì? Câu trả lời rất rõ ràng là: “an trú
vào TÂM Biết Vô Vi và xả ly tất cả các pháp thuộc về CẢNH Hữu Vi Thân Thọ Tâm
Pháp”.
(Xem
chi tiết hơn về Tâm Biết Vô Vi Không Sinh Không Diệt ở đây: https://thuvienhoasen.org/a29309/cai-biet-khong-sinh-khong-diet-trong-thien-tu-niem-xu
HƯỚNG VỀ
TÂM NGUỒN
Tâm Biết
Vô Vi còn được gọi là Tâm Nguồn (Source of Mind). Đức Phật luôn luôn dạy phải
“Hướng Về Tâm Nguồn” (yoniso manasikara):
“Ngày
nào còn có người biết Hướng Về Tâm Nguồn thì ngày đó Diệu Pháp chưa bị lu mờ,
chưa bị biến mất”
Cụm từ
Yoniso Manasikara thường được dịch là Như Lý Tác Ý, ở đây chúng tôi dịch lại
sát nghĩa là Hướng Về Tâm Nguồn hay Hướng Tâm Về Nguồn (direct the mind towards
the source).
(Để hiểu chi tiết hơn về Yoniso
Manasikara, đây là link với giải thích đầy đủ mà chúng tôi đã viết https://thuvienhoasen.org/a28437/huong-tam-ve-coi-nguon-vo-tuong-nhu-ly-tac-y-)
TÂM CHÓI SÁNG
Pháp Vô
Vi này cũng được Phật thuyết bằng nhiều cách khác nhau, Tâm Chói Sáng là một
trong số đó.
“Tâm này, này các Tỷ-kheo, là sáng chói, nhưng bị ô nhiễm
bởi các cấu uế từ ngoài vào. Kẻ
phàm phu ít nghe, không như thật rõ biết tâm ấy. Do vậy, Ta nói rằng tâm kẻ
phàm phu ít nghe, không được tu tập.Bậc Thánh đệ tử nghe nhiều, như thật rõ biết
tâm ấy. Do vậy, Ta nói rằng tâm bậc Thánh đệ tử nghe nhiều, có được tu tập”.
Phải
chăng chỉ có những người một lòng tầm đạo, ít bụi trong mắt, nghe nhiều, khao
khát với chân lý mới có thể nhận ra cái “minh tâm” vốn sẵn có này? Tâm Chói
Sáng này nằm ngoài tầm với của ‘kẻ phàm phu vô văn’ nên có nhiều người không cảm
được Tâm này cũng là chuyện bình thường, không có gì lạ!
Trở lại
với nhứng ý mà chúng tôi có đề cập trong phần một về Pháp Thật, Pháp Giả và Phấp
Bất Tử, Pháp Sinh Diệt thì câu kinh “Đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh
cho chúng sanh . . .” bao gồm cả hai thực tại,cũng có thể diễn đạt bằng những
khái niệm này:
1.
TÂM BIẾT VÔ VI = Thanh Tịnh – Chánh Lý – Niết
Bàn = Pháp Thật = Pháp Bất Tử
2.
CẢNH HỮU VI = Sầu Não Khổ Ưu = Pháp Giả =
Pháp Sinh Diệt
Và trong
định nghĩa “Tâm là Sự Biết Cảnh” (Arammanan Cinteti Cittam), có động từ
cinteti, nghĩa thứ nhất là ‘biết’ (know), nghĩa thứ hai là ‘chiếu sáng’ (shine)
nên cũng có thể nói rằng “Tâm là Sự Chiếu Sáng Cảnh”. Cho nên người nào ‘thấy
biết’ được Tâm là người đó đã thuộc vào ‘hàng ngũ’ Thánh đệ tử theo như lời
kinh Phật về Tâm Chói Sáng vừa trích ở trên.
Nguyên
lý vô vi – hữu vi cũng chẳng có gì mới lạ đối với Phật Giáo Việt Nam mình nói
chung, nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục nói về nó để duy trì và bảo tồn những lời
dạy vàng ngọc của Đức Thế Tôn về con đường giải thoát mà chúng ta đang được thừa
hưởng đến hôm nay. Vì nếu chỉ biết một thực tại hữu vi thì chắc chắn sẽ “cốt khổ
hoàn cốt khổ”, quay mòng mòng trong bàn tay thống trị của Mara, mãi lăn trôi
trong tam giới luân hồi.
Tóm lại,
tuy chỉ là một bài viết ngắn gọn về một vấn đề lớn, nhưng hy vọng người đọc có
thể dễ dàng cảm được tầm quan trọng của hai pháp Vô Vi và Hữu Vi này.
Namo
Buddaya.
Kính
bút,
Minh Tuệ
Đỗ Minh
-
Nhạn quá trường không Ảnh trầm hàn thủy Nhạn vô di tích chi ý Thủy vô lưu ảnh chi tâm. (Thiền sư Hương Hải) ...
-
TỪ NGỮ RỤNG Viên Minh mtđm : Tựa Từ ngữ rụng được dùng dựa theo ý của thi sĩ Bùi Giáng (xem bài dưới của Liễu Pháp), khi từ ngữ rụng ...