TĨNH LẶNG
Link tải bản pdf
LỜI NÓI ĐẦU
Tĩnh Lặng là pháp duy nhất
trên đời không thuộc về thế gian.
Nếu nói
tĩnh lặng là ngôn ngữ của chân lý thì chân lý ‘vô ngôn’ ‘vô âm’ ‘ngoài
thời gian’ này có mặt ở khắp mọi
nơi.
Bất luận
ở đâu, bất kể lúc nào, chúng ta vẫn luôn luôn hiện hữu một bên cùng
với pháp bất biến, vĩnh hằng của cội nguồn vô tướng này.
Hư Không
cũng là một khái niệm khác để chỉ cho chiều kích vô vi, không sinh
không diệt của Tĩnh Lặng.
Ngày xưa
Phật có nói rằng: “Ai sống một trăm
năm Không thấy pháp bất tử Tốt hơn sống một ngày Thấy được pháp bất
tử” (Pháp cú 114) hay “ Người
nào có được cách nhìn toàn diện về hai thực tại hữu vi và vô vi
thì người đó mới được gọi là người hiền trí ” (Trung Bộ 115)
Nói đến hư
không tĩnh lặng bên ngoài cũng là nói đến Tâm thức thuần khiết rỗng
không hay Tâm chói sáng yên lặng vốn có sẵn bên trong mỗi chúng ta như
một kho tàng từ lâu bị chôn kín.
Hướng về
chiều vô tướng của Tĩnh Lặng – gốc rễ của vạn pháp – chính là Như Lý
Tác Ý mà xưa kia Đức Thế Tôn đã từng dạy, “diệu pháp sẽ không bị lu mờ, không bị biến mất khi còn có
người nhận ra được thực tại thường hằng này”. (Tăng Chi I)
Ngày nay,
với sự phát triển của mạng internet, “hư không tĩnh lặng” đang thực
sự sống dậy mãnh liệt trong các cộng đồng tâm linh trên toàn thế
giới. Phải chăng đây là dấu hiệu cho thấy chân lý đang phục hồi sau
khi Đức Phật nhập diệt được 2500 năm theo như một lời tiên tri quen
thuộc?
Tập sách
này gồm những đoạn thi kệ ngắn nhưng chứa đựng một mạch xuyên suốt là Tĩnh Lặng,
Mong “Thiền
Quán Thi Kệ” sẽ nhận được đồng cảm từ những người hữu duyên đang
khát khao cầu đạo và thiết tha với giải thoát.
Kính,
Minh
Tuệ Đỗ Minh
minhtuedominh@gmail.com
MỤC LỤC & NỘI DUNG
PHẦN I.-
TRĂNG VẪN ĐỢI NGƯỜI (1 – 130)
Trở
về với cội nguồn chói sáng của Tâm
PHẦN II.-
SƯƠNG KHÓI MỜ TRĂNG (131-170)
Vượt qua
chướng ngại của tâm trí bản ngã che lấp cội
nguồn Tâm
PHẦN
III.-MẶT TRỜI CHÁNH NIỆM 171-200)
Thái
độ bình thản khi quan sát thân tâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét