TẠI SAO CHÂN LÝ
KHÔNG THỂ NÓI ĐƯỢC
Osho
Đạo có thể
nói ra, không là Đạo thường hằng
(Đạo khả đạo phi thường đạo)
Lão Tử
Đây là điều
đầu tiên Lão Tử muốn nói: rằng bất kì cái gì có thể được nói ra đều không thể
đúng được. Nó đơn giản làm cho bạn tỉnh táo: bây giờ lời sẽ tiếp theo, chớ trở
thành nạn nhân của lời. Nhớ lấy cái vô ngôn, không lời. Nhớ cái không thể được
truyền trao qua ngôn ngữ, qua lời.
Tại sao chân
lí không thể được nói ra? Khó khăn là gì? Chân lí
không thể được nói ra bởi nhiều lí do.
Lí do đầu tiên và cơ bản nhất là: chân lí bao giờ cũng được nhận ra trong im
lặng. Khi việc nói bên trong của bạn đã chấm dứt, thế thì nó được nhận ra.
Và cái mà bạn nhận ra trong im lặng, làm sao bạn có thể nói nó qua âm thanh được?
Nó là kinh nghiệm. Nó không phải là ý nghĩ. Nếu nó là ý nghĩ thì nó có thể được
diễn đạt, sẽ không có rắc rối trong nó. Dù ý nghĩ có tinh vi hay phức tạp đến
đâu, người ta vẫn có thể tìm ra cách để diễn đạt nó. Lí thuyết phức tạp nhất của
Albert Einstein, lí thuyết tương đối, cũng có thể được diễn đạt theo kí hiệu.
Không có vấn đề gì về điều đó cả. Người nghe có thể không có khả năng hiểu nó;
đấy không phải là vấn đề. Nó có thể được diễn đạt.
Người ta nói
rằng khi Einstein còn sống chỉ một vài người trên toàn thế giới là hiểu ông ấy
và điều ông ấy nói. Nhưng như vậy là đủ. Nếu thậm chí một người có thể hiểu được, thì
nó đã được diễn đạt. Và cho dù một người không thể hiểu được ngay bây giờ, thì
có thể sau nhiều thế kỉ sẽ có một người có thể hiểu nó. Chính khả năng rằng ai
đó có thể hiểu được nó, và nó đã được diễn đạt.
Nhưng chân
lí không thể nào được diễn đạt bởi vì chính việc đạt tới nó là thông qua im lặng,
vô âm thanh, vô ý nghĩ. Bạn đạt tới nó qua vô trí, tâm trí bị vứt bỏ. Và làm sao
bạn có thể dùng cái gì đó như một điều kiện phải bị vứt bỏ trước khi chân lí có
thể được đạt tới? Tâm trí không thể nào hiểu nổi, tâm trí không thể nào nhận ra
được, làm sao tâm trí có thể diễn đạt được? Nhớ điều đó như qui tắc: nếu tâm
trí có thể đạt tới, tâm trí có thể diễn đạt; nếu tâm trí không thể đạt tới được
nó, tâm trí không thể diễn đạt được nó. Tất cả các ngôn ngữ đều vô tích sự.
Chân lí không thể nào được diễn đạt.
Thế thì tất
cả các kinh sách để làm gì? Thế thì Lão Tử đang làm gì? Thế thì Upanishad đang
làm gì? Tất cả chúng đều cố gắng nói điều gì đó không thể nào được nói với hi vọng
rằng ham muốn có thể nảy sinh trong bạn để biết về nó. Chân lí không thể nào được
nói nhưng trong chính nỗ lực để nói nó, ham muốn có thể nảy sinh trong người nghe
để biết cái không thể nào được diễn đạt đó. Cơn khát có thể được gợi ra. Cơn
khát có đó, nó cần chút ít khêu gợi. Bạn đã khát rồi - làm sao nó có thể khác
được? Bạn không phúc lạc, bạn không cực lạc - bạn đang khát. Trái tim bạn là ngọn
lửa bùng cháy. Bạn đang tìm kiếm cái gì đó có thể làm dịu đi cơn khát này,
nhưng không tìm thấy nước, không tìm thấy suối nước, dần dần bạn đã cố gắng kìm
nén bản thân cơn khát của mình. Một bậc thầy như Lão Tử biết rõ rằng chân lí
không thể nào được nói ra, nhưng chính nỗ lực để nói nó sẽ gợi ra cái gì đó, sẽ
đem cơn khát đang bị kìm nén trong bạn lên bề mặt. Và một khi cơn khát này trồi
lên bề mặt, thì việc tìm kiếm, việc truy tìm bắt đầu. Và ông ấy đã làm bạn chuyển
động.
Đạo có thể
nói ra
Không là Đạo
thường hằng
Chẳng hạn,
chúng ta có thể nói điều gì đó về ánh sáng cho người mù, vẫn biết rõ rằng không
thể trao đổi được gì về ánh sáng cả bởi vì người đó không có kinh nghiệm về điều
đó. Nhưng cái gì đó có thể được nói về ánh sáng - lí thuyết về ánh sáng có thể
được tạo ra. Thậm chí người mù có thể trở thành chuyên gia về lí thuyết ánh
sáng; với toàn bộ khoa học về ánh sáng người đó có thể là chuyên gia - không có
vấn đề gì trong đó cả - nhưng người đó vẫn sẽ không hiểu ánh sáng là gì. Người
đó sẽ hiểu ánh sáng bao gồm cái gì. Người đó sẽ hiểu vật lí của ánh sáng, hoá học
của ánh sáng, người đó sẽ hiểu thơ ca của ánh sáng, nhưng người đó sẽ không hiểu
chính ánh sáng, ánh sáng là gì. Kinh nghiệm về ánh sáng người đó sẽ không hiểu.
Cho nên tất cả những điều được nói với người mù về ánh sáng chỉ là tương đối:
nó là cái gì đó về ánh sáng, không phải là bản thân ánh sáng. Ánh sáng không thể
nào được trao đổi.
Lí do thứ hai mà chân lí không thể
nào được diễn đạt là bởi vì nó là kinh nghiệm. Không kinh nghiệm nào có thể được trao đổi cả... kinh
nghiệm gạt chân lí sang một bên. Nếu bạn chưa bao giờ biết đến yêu, khi ai đó
nói điều gì đó về tình yêu, bạn sẽ nghe lời đấy nhưng bạn sẽ bỏ lỡ nghĩa. Lời
là trong từ điển. Cho dù bạn không hiểu, bạn vẫn có thể nhìn vào trong từ điển
và bạn sẽ biết nó là gì. Nhưng nghĩa là ở bên trong bạn. Nghĩa tới qua kinh
nghiệm. Nếu bạn đã yêu ai đó thì bạn biết nghĩa của từ "yêu." Nghĩa
đen là trong từ điển, trong ngôn ngữ, trong văn phạm. Nhưng nghĩa theo kinh
nghiệm, nghĩa theo sự tồn tại là ở trong bạn. Nếu bạn đã biết tới kinh nghiệm
đó, ngay lập tức từ "yêu" không còn trống rỗng nữa; nó chứa cái gì
đó. Nếu tôi nói điều gì đó, nó là trống rỗng chừng nào bạn chưa đem kinh nghiệm
của bạn vào cho nó. Khi kinh nghiệm của bạn đi tới nó, nó trở thành có ý nghĩa;
bằng không nó vẫn còn trống rỗng – chỉ có lời, lời và lời.
Làm sao chân
lí có thể được diễn đạt khi bạn còn chưa kinh nghiệm nó? Thậm chí trong cuộc sống
bình thường một điều chưa kinh nghiệm cũng không thể nào được nói ra. Chỉ lời sẽ
được chuyển tải. Bình chứa sẽ đạt tới bạn nhưng nội dung sẽ bị mất. Lời trống rỗng
sẽ đi tới bạn; bạn sẽ nghe nó và bạn sẽ nghĩ bạn hiểu nó bởi vì bạn biết nghĩa
đen của nó, nhưng bạn sẽ lỡ. Nghĩa thực, đích thực tới qua kinh nghiệm tồn tại.
Bạn phải biết nó, không có cách khác. Không có lối tắt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét