Thứ Hai, 18 tháng 12, 2017
Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2017
Không Có Sông Nào Để Vượt Qua - Thiền Sư Ni Daehaeng - Full
Ta là ai?
Trên mọi thứ, bạn phải thực sự biết chính mình. “Ta là ai?” và “Ta là gì?” là những câu hỏi quan trọng nhất. Có lẽ bạn nghĩ, “Tôi là tôi. Tôi là gì khác chứ?” Nhưng không đơn giản thế. Làm sao bạn hiện hữu? Nếu bạn nói
rằng cha mẹ bạn sanh ra bạn, điều này ngụ ý rằng bạn chỉ là sự kết hợp sinh học của tinh cha và trứng mẹ. Bạn chỉ là thế thôi sao? Không! Có một thứ là bản thể, gốc rễ của bạn, đó là chân tánh của bạn. Bạn phủ nhận gốc rễ này chỉ vì bạn không thể thấy nó sao? Kinh nghiệm về gốc rễ này đối với chính bạn là việc phải làm khi bạn làm người.
Toàn thể vũ trụ hình thành sau khi bạn sinh ra. Thế giới hiện hữu, gia đình bạn hiện hữu, và mỗi một vật mà bạn bắt gặp cũng đang hiện hữu. Nếu bạn không hiện hữu thì chân lý và thế giới này có nghĩa gì với bạn? Cái gì thấy nghe, ngồi, đứng, nói năng, phản ứng với hoàn cảnh vào bất cứ lúc nào, nơi nào? Bạn phải biết rõ ràng chân tánh, nguồn gốc thực sự của bạn.
Thân xác là một loại vỏ, nhưng có cái gì khác khiến nó chuyển động. Thế mà, nhiều người cảm thấy rằng thân xác thực sự là “tôi”. Thật ra, cái ngã này giống như một bao bố. Khi thân trở nên kiệt quệ và sẵn sàng bị ném bỏ, những vật bạn chất chứa suốt đời như “cái của tôi” còn dùng được gì?
Hãy nhớ rằng xác
thịt của
bạn không bền lâu mà thoáng qua như quần áo thay đổi. Quan sát tư tưởng cũng vậy. Trong khi quan sát, phải biết rõ cái được gọi là “tôi” chỉ có mặt tạm thời, bất thực. Biết rằng cái “tôi” này không thể thoát khỏi đau khổ, và sẽ bị tan hoại trong đau khổ. Nhưng mọi vật là thế sao? Không! Có chân ngã, chịu trách nhiệm thay y phục cũ và mặc y phục mới.
Phật là gì?
Chữ “Phật” thường để chỉ một
người giác ngộ, nhưng Phật không tùy thuộc vào người giác ngộ. Chân lý không tùy thuộc những lời dạy của bậc giác ngộ. Dù những lời dạy đó là cách tốt nhất để tìm chân tâm; chân lý là chân lý bất kể có người giác ngộ hay không. Ngay cả chữ “Phật” cũng chỉ là danh từ, bạn phải tìm ra mình thực sự là gì. Đó là lý do Phật Thích-ca Mâu-ni nói, “Thắp lên ngọn đèn chánh pháp bằng ánh sáng ngọn đèn bạn sẵn có”.
Phật
bao
gồm
từng
vật
một
mà không
có dấu vết nào của “ta” hay “ta đã làm...” Nếu đức Phật, Bồ Tát và những vị chứng ngộ ngự ở trên một cõi giới cao, các ngài không bao giờ có thể săn sóc khắp pháp giới. Trí óc và mắt thịt của phàm ngu không bao giờ có thể hiểu thấu được Phật thật. Phật thật không hình tướng, vì thế không
gì có00 thể so sánh. Không thể nương tựa vào những pháp sư, Tổ sư, đại sư, bậc giác ngộ, Bồ tát hay chư Phật nào, vì trong chữ “Phật” không có Phật. Nhưng ai đã giác ngộ thì có thể thấy Phật khắp nơi.
Phật ở
trong
tâm
bạn.
Tất
cả chúng
sanh,
Tổ sư,
người
giác
ngộ
và đức
Phật trùm khắp vũ trụ
và quá khứ, hiện tại, vị lai – tất cả đều ở trong tâm bạn. Bạn cố gắng vất vả tìm gì bên ngoài?
Vì bạn có mặt nên Phật hiện hữu. Hình bóng của Phật là hình bóng của bạn, và tâm Phật là tâm bạn.
Phật tánh là gì?
Phật
tánh
là đời
sống
căn bản và vĩnh cửu của bạn, và là bản thể bao trùm toàn thể vũ trụ. Tuy nhiên, hầu hết người ta không nhận ra bản thể này đã có sẵn trong họ. Nếu bạn ngộ được Phật tánh trong bạn, ngay lúc đó bạn thành Phật.
Phật tánh
có trước
trời đất,
bất
diệt và bất
tử, cả khi vũ trụ sụp đổ và không gian tự biến mất.
Phật
tánh
bao
gồm
mọi
hiện tượng hữu hình
hay vô hình trong vũ trụ, và Phật tánh ở ngay trong mỗi con người. Như thế, trong mỗi chúng ta, có khả năng bẩm sinh săn sóc mọi vật, hữu hình lẫn vô hình.
Có
Phật tánh
trong
mọi
sinh
vật, và mọi
sinh vật là Phật sẵn có. Thường người ta nghĩ rằng, sau khi trèo non vượt suối và trải qua nhiều khó khăn, họ có thể tìm Phật tánh ở một nơi xa lạ nào đó. Nhưng không đúng vậy, kho tàng chân thật ở trong bạn.
Có
thể
thành
Phật ngay
dù bạn không biết gì cả. Ai ai cũng có thể thành Phật. Nếu kho tàng chân thật được chôn dấu nơi nào xa xôi khó đến, làm sao chúng ta có thể nói rằng mọi người cùng có Phật tánh như Phật? Chân lý mà Phật dạy ứng dụng cho mọi người mọi vật.
Phật pháp là gì?
Phật pháp là chân lý và nguyên tắc nhờ đó mọi thứ vận hành. Điều này gồm những cõi hữu hình, vô hình, và tất cả chúng sanh đều ở trong đó. Đó là sự thật mà tất cả chư Phật đã giác ngộ
và dạy từ ngàn xưa.
Phật
pháp chỉ
chúng
ta mục
đích cuộc đời
và dạy chúng ta Đạo. Nếu không biết mình là ai, thì chúng ta không biết dựa vào đâu, hay ngay cả tại sao mình sống. Phật pháp chỉ chúng ta biết mình là ai và cuộc đời là gì.
Phật pháp không bao giờ tàn lụi như sự có mặt của con người, vì nó hoạt động xuyên qua cuộc sống hằng ngày của mọi sinh vật từng phần một. Phật pháp không bị mau diệt như ba cõi, vì hoạt động của ba cõi chính là Phật pháp. Nhìn theo cách khác, Phật là đời sống vĩnh hằng mà có mọi hình
thức tồn tại, và Pháp là những tư tưởng và hành động của những đời sống này.
Thật không
dễ gặp được cốt
tủy của Phật pháp, ngay cả hằng triệu kiếp, không phải vì Phật pháp khó hiểu, mà vì tâm người làm nó khó. Dù có nhiều bài giảng cao siêu và khó trên thế giới, nhưng Phật pháp vĩ đại không phải vì nó cao siêu và khó, mà vì nó đơn giản và dễ chỉ chân lý cho mọi người.
Phật giáo là gì?
Phật giáo hoạt động khắp nơi và bao trùm mọi vật không giới hạn. Hãy ví dụ chữ Phật giáo bằng tiếng Hàn, Bulgyo. Âm Bul đầu, chỉ cho nguồn căn bản của mỗi cuộc sống, gồm cả ngọn cỏ, và âm thứ hai gyo, chỉ cho sự học hỏi lẫn nhau, chúng ta tương giao qua tiếng nói, tâm và hành động. Vì thế chữ “Phật giáo” nghĩa là tương giao với nhau qua bản thể, qua bản thể của cuộc sống, và qua đó lắng nghe nhau, học hỏi lẫn nhau. “Phật giáo” là một mô tả về cách vận hành của toàn thể vũ trụ và cũng là một giải thích về chính chân lý. Tôn giáo, về cơ bản không quan trọng, cốt tủy của những bài pháp là bản thể của muôn vật hiện hữu bên trong, không ở bên ngoài.
Mục
đích học
Phật là khám phá
ta là ai.
Khám phá “ta là ai” nghĩa là trở về bản thể.
Tu tập Phật
giáo là tin vào chân ngã của mình, không phải là “tôi” nhãn hiệu, mà chúng ta lầm là bản tánh
của mình. Khi chúng ta quên cái “tôi” này, thì chân ngã luôn luôn có mặt của chúng ta, sẽ chiếu sáng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
-
Nhạn quá trường không Ảnh trầm hàn thủy Nhạn vô di tích chi ý Thủy vô lưu ảnh chi tâm. (Thiền sư Hương Hải) ...
-
TỪ NGỮ RỤNG Viên Minh mtđm : Tựa Từ ngữ rụng được dùng dựa theo ý của thi sĩ Bùi Giáng (xem bài dưới của Liễu Pháp), khi từ ngữ rụng ...