Thứ Ba, 1 tháng 8, 2017

NIẾT_BÀN NHƯ KHÔNG GIAN (Sumedho)

NIẾT BÀN

Ajahn Sumedho
(Minh Đỗ chuyển ngữ từ HAPPINESS – UNHAPPINESS AND NIBBANA)



Mục đích của thiền Phật giáo là Niết-bàn. Chúng ta hướng về sự an lạc của Niết-bàn và hướng ra khỏi sự phức tạp rối rắm của cõi dục giới, vòng luẩn quẩn bất tận của thói quen. Niết-bàn là mục tiêu có thể chứng nghiệm ngay trong kiếp sống này, không phải chờ đến khi chúng ta chết mới biết rằng liệu nó có thực hay không. 

Niết-bàn có nghĩa thoát ra khỏi rừng rậm. Khi hướng tâm về Niết-bàn, chúng ta hướng tâm về sự an lạc của tâm. Mặc dù những pháp điều kiện của tâm có thể bất an nhưng bản chất của tâm tự nó đã là một nơi an lạc. Chúng ta cần phân biệt rõ thế nào là tâm và điều kiện của tâm. Pháp điều kiện là những pháp có thể vui hay buồn, hân hoan hay trầm uất, yêu hay ghét, lo lắng hay sợ hãi, nghi hoặc hay chán chường. Chúng đến và đi trong tâm, nhưng tâm tự nó, giống như không gian của căn phòng, bao giờ cũng như thế. Không gian của căn phòng không có đặc tính phấn khởi, hân hoan cũng như nặng nề trầm uất. Nó chỉ thế như nó vốn rỗng không như thế.

Để có thể tập trung vào không gian chúng ta phải hướng sự chú ý ra khỏi đồ vật ở trong phòng. Nếu tập trung hướng về đồ vật ta sẽ có cảm giác yêu ghét đi theo. Ta nói “Hãy nhìn tượng Phật này, thật đẹp”, nếu thấy vật gì xấu, liền nghĩ “Oh, vật này xấu kinh khủng”. Rồi nhìn mọi người đang hiện diện trong phòng, thích người này không thích người kia.

Chúng ta có thể có ý kiến về người khác theo nhiều cách, nhớ lại những gì họ đã làm trong quá khứ, suy đoán chuyện họ sẽ làm trong tương lai, nhìn người khác như thể họ có thể  đem lại niềm vui hay nỗi khổ cho chính mình.

Tuy nhiên khi thôi không chú ý vào những đồ vật trong không gian không có nghĩa là ta phải tống khứ mọi người ra khỏi căn phòng. Khi không tập trung hay bị hút vào bất cứ người hay vật thể nào, chúng ta sẽ có một tầm nhìn, vì không gian của căn phòng vốn rất bình an và tĩnh lặng. Không gian có thể dung chứa tất cả chúng ta, tất cả những pháp điều kiện đều có thể đến và đi trong nó.

Tầm nhìn này có thể áp dụng khi chúng ta hướng tâm về bên trong tâm mình. Tâm giống như không gian, có chỗ cho mọi thứ hoặc không có thứ gì. Không có vấn đề gì khi không gian được chứa đầy hay trống rỗng vì chúng ta luôn luôn có một góc nhìn rộng mở khi nhận biết được không gian của tâm thức, vốn là bản chất trống rỗng của nó. Mọi thứ đều có thể đi vào đi ra mà không bị dính mắc, khống chế bởi bất cứ phản ứng, chống cự mù quáng hay xung đột nào.

Vì vậy, khi an trú vào sự trống không của tâm thức, chúng ta sẽ thoát ra – không phải loại bỏ mọi thứ, nhưng không còn bị cuốn hút vào những pháp hữu vi đang có mặt hay tạo thêm những điều kiện mới. Đây chính là thực tập xả ly. Chúng ta buông bỏ sự đồng hóa với những pháp hữu vi bằng cách hiểu tất cả những pháp đó đều vô thường và vô ngã. Đó cũng chính là ý nghĩa thực sự của thiền Vipassana, nhìn, chứng kiến, lắng nghe, quan sát những gì sinh thì nhất định phải diệt. Đối tượng dù là thô hay tế, tốt hay dở, người nam, người nữ đẹp hay xấu đều không quan trọng gì trong cách nhìn này. Chúng chỉ là những điều kiện sinh diệt của tự nhiên, không có cái ngã thật sự trong đó. Con đường giác ngộ của đạo Phật là như vậy: xuôi về Niết-bàn, hướng về không gian và sự trống rỗng của tâm thức thay vì bị chấp thủ vào các pháp vô thường của hình tướng.
         Bạn có thể đặt câu hỏi, “Nếu tôi không phải là những pháp điều kiện của tâm, nếu không là nam, không là nữ, không là cái này, không là cái kia, thế thì tôi là ai?”. Bạn có muốn tôi cho bạn biết bạn là ai không? Nếu tôi nói ra, ban có tin lời tôi nói hay không? Bạn sẽ nghĩ thế nào khi tôi chạy đến và hỏi bạn tôi là ai? Điều này giống như cố gằng nhìn đôi mắt của chính mình. Bạn không thể biết chính bạn, vì bạn đã là chính bạn rồi. Chúng ta chỉ cần biết những gì không phải là mình, có phải như thế là đủ để giải quyết vấn đề rồi không? Nếu bạn biết cái gì không phải là bạn thì sẽ không cần thiết phải đặt câu hỏi về chuyện bạn là ai. Nếu tôi nói, “Tôi là ai? Tôi đang cố gắng tìm chính tôi,” và tôi bắt đầu đi tìm dưới bàn thờ, dưới tấm thảm, dưới chiếc màn, bạn nhất định sẽ nghĩ rằng “Ông này chắc không khùng cũng điên, ai lại đi tìm chính mình kia chứ”. “Tôi đang tìm tôi, tôi ở đâu?” thực sự là một câu hỏi ngốc nghếch nhất trên đời. Vấn đề không phải nằm ở chuyện ta là ai mà là ở chuyện chúng ta tin và đồng hóa mình với những gì không phải là mình. Đây chính là nguyên nhân của mọi đau khổ, buồn chán và tuyệt vọng. Đồng hóa với mội thứ không phải là ta chính là dukkha. Có phải quá rõ ràng là khi bạn đồng hóa với cái gì vốn mang bản chất bất toại nguyên, bạn sẽ phải thất vọng và bất mãn?

Như vậy, người Phật tử là người đang đi trên con đường buông bỏ, đúng hơn là không cố gắng tìm kiếm để đạt được bất cứ điều gì. Rắc rối nằm ở sự chấp thủ mù quáng, đồng hóa mù quáng với cái vỏ hời hợt bên ngoài của các pháp hữu vi sinh diệt trong cõi dục giới. Chúng ta không cần phải loại bỏ những pháp nhân duyên vô thường nhưng học hỏi từ chúng, quan sát và không mê mờ để mình bị đồng hóa bởi chúng. Hãy giữ tâm nhìn sâu vào bản chất của thế giới này bằng trí tuệ Phật, dùng tuệ giác này để thanh thản, ung dung với cái nhìn của người trí. Chỉ cần lắng nghe, quan sát, tỉnh giác, chánh niệm, trí tuệ sẽ trở nên sáng suốt. Chúng ta phải sử dụng tuệ giác này khi nhìn thân thể mình, tư tưởng, cảm giác, cảm xúc, ký ức của mình. Quan sát, chứng kiến và để cho chúng đi qua trong buông xả.

NIBBANA
 The goal of buddhist meditation is Nibbana. We incline towards the peace of Nibbana and away from the complexities of the sensual realm, the endless cycles of habit. Nibbana is a goal that can be realized in this lifetime. We don’t have to wait until we die to know if it’s real.

Nibbana means getting away from the jungle. When we’re inclining towards Nibbana we’re moving towards the peace of the mind. Although the conditions of the mind may not be peaceful at all, the mind itself is a peaceful place. Here we are making a distinction between the mind and the conditions of mind. The conditions of mind can be happy, miserable, elated, depressed, loving or hating, worrying or fear-ridden, doubting or bored. They come and go in the mind, but the mind itself, like the space in this room, stays just at it is. The space in this room has no quality to elate or depress, does it? It is just at it is. To concentrate on the space in the room we have to withdraw our attention from the things in the room. If we concentrate on the things in the room we become happy or unhappy. We say, ‘Look at that beautiful Buddha image,’ or if we see something we find ugly we say, ‘Oh, what a terrible disgusting thing.’ We can spend our time looking at the people in the room, thinking whether we like this person or dislike that person.
We can form opinions about people being this way or that way, remember what they did in the past, speculate about what they will do in the future, seeing others as possible sources of pain or gratification to ourselves.
However, if we withdraw our attention it doesn’t mean that we have to push everyone else out of the room. If we don’t concentrate on or absorb into any of the conditions, then we have a perspective, because the space in the room has no quality to depress or elate. The space can contain us all, all conditions can come and go within it.
Moving inwards, we can apply this to the mind. The mind is like space, there’s room in it for everything or nothing. It doesn’t really matter whether it is filled or has nothing in it, because we always have a perspective once we know the space of the mind, its emptiness. Armies can come into the mind and leave, butterflies, rainclouds or nothing. All things can come and go through, without us being caught in blind reaction, struggling resistance, control and manipulation.
So when we abide in the emptiness of our minds we’re moving away — we’re not getting rid of things, but no longer absorbing into conditions that exist in the present or creating any new ones. This is our practice of letting go. We let go of our identification with conditions by seeing that they are all impermanent and
not-self. It is what we mean by vipassana meditation. It’s really looking at, witnessing, listening, observing that whatever comes must go. Whether it’s coarse or refined, good or bad, whatever comes and goes is not what we are. We’re not good, we’re not bad, we’re not male or female, beautiful or ugly. These are changing conditions in nature, which are not-self. This is the Buddhist way to enlightenment: going towards Nibbana, inclining towards the spaciousness or emptiness of mind rather than being born and caught up in the conditions.
Now you may ask, ‘Well if I’m not the conditions of mind, if I’m not a man or a woman, this or that, then what am I?, Do you want me to tell you who you are? Would you believe me if I did? What would you think if I ran out and started asking you who I am? It’s like trying to see your own eyes: you can’t know yourself, because you are yourself. You can only know what is not yourself — and so that solves the problem, doesn’t it? If you know what is not yourself, then there is no question about what you are. If I said, ‘Who am I? I’m trying to find myself,’ and I started looking under the shrine, under the carpet, under the curtain, you’d think, ‘Venerable Sumedho has really flipped out, he’s gone crazy, he’s looking for himself.’ ‘I’m looking for me, where am I?’ is the most stupid question in the world. The problem is not who we are but our belief and identification with what we are not. That’s where the suffering is, that’s where we feel
misery and depression and despair. It’s our identity with everything that is not ourselves that is dukkha. When you identify with that which is unsatisfactory, you’re going to be dissatisfied and discontented — it’s obvious, isn’t it?
So the path of the Buddhist is a letting go, rath-er than trying to find anything. The problem is the blind attachment, the blind identification with the appearance of the sensory world. You needn’t get rid of the sensory world but learn from it, watch it, no longer allow yourselves to be deluded by it. Keep penetrating it with Buddha-wisdom, keep using this Buddha-wisdom so that you become more at ease with being wise, rather that making yourself become wise. Just by listening, observing, being awake, being aware, the wisdom will become clear. You’ll be using wisdom in regard to your body, in regard to your thoughts, feelings, memories, emotion, all of these things. You’ll see and witness, allowing them to pass by and let them go.